Khám phá du lịch Rạn Trào – Khánh Hòa

Với ý nghĩa bảo tồn các nguồn lợi thủy sản, rạn san hô và môi trường nước, năm 2001, Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào thuộc xã Vạn Hưng huyện Vạn Ninh được thành lập dưới sự tài trợ của Trung tâm Bảo tồn Sinh vật Biển và Phát triển Cộng đồng.

biển Rạn Trào

Điều đặc biệt của Khu bảo tồn này chính là mô hình cộng đồng cư dân cùng tham gia bảo vệ, quản lí kết hợp với du lịch sinh thái tại chỗ. Những năm qua, mô hình này đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng đời sống của người dân trong khu vực, đồng thời còn giúp cải thiện đáng kể các vấn đề về môi trường sinh thái biển. Khu bảo tồn sinh thái biển Rạn Trào cách thành phố Nha Trang chừng 60km về hướng Bắc, Khu bảo tồn biển Rạn Trào nằm giữa khu dân cư khá thưa thớt ở thôn Xuân Tự 1, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, một vị trí cách biệt hẳn với sự ồn ào của phố thị hiện đại.

Men theo con đường thôn dẫn ra biển, du khách sẽ dễ dàng nhìn thấy Trung tâm Thông tin Du lịch Sinh thái Cộng đồng Vạn Hưng. Đây chính là nơi để khách đón thuyền ra thăm Rạn Trào và trở về dùng bữa cơm làng quê với đầy đủ các hương vị của biển. Du khách có thể đi bằng thuyền của Trung tâm hoặc đi cùng thuyền của ngư dân trong khu vực, thời gian đi đến Rạn Trào chỉ mất từ khoảng 20 đến 30 phút. Rạn Trào nằm trong khu vực biển vịnh Vân Phong, có tổng diện tích 98 ha, gồm vùng đệm 71ha và vùng lõi 27ha, trong đó bao gồm các vùng nuôi hải sâm, tôm hùm, vẹm, tu hài, san hô…. Ngồi trên thuyền, du khách có thể tham quan các vùng này bằng mắt thường hoặc ghé thuyền vào các trang trại để tìm hiểu đời sống của ngư dân. Sau khi tham quan, chụp ảnh trên biển, khách sẽ được đưa đến nhà bảo vệ Rạn Trào, gặp trực tiếp những người làm công tác bảo vệ để được tìm hiểu kĩ hơn về khu bảo tồn này.

Ông Nguyễn Văn Phương- tổ trưởng Tổ bảo vệ Khu bảo tồn biển Rạn Trào- Vạn Ninh cho biết: "Ở đây tham quan Rạn Trào có những gì hấp dẫn? - Tham quan thì mình sẽ chở họ đi tham quan các Rạn san hô, xem các trại nuôi tôm hùm, nuôi vẹm".

Bên cạnh các hoạt động ngắm cảnh, tham quan hệ sinh thái tự nhiên, du lịch Rạn Trào còn hấp dẫn du khách bởi mô hình du lịch cộng đồng, nhà ở home stay. Ở đây, gia đình nào hội tụ đủ các tiêu chí như nhà ở sạch sẽ, hợp vệ sinh đều được tham gia kinh doanh du lịch. Ngoài phục vụ ăn uống sinh hoạt tại nhà, khách ngủ qua đêm ở nhà dân còn phải trả thêm 100.000 đồng/người/đêm. Trong không gian tươi mát của biển, được ngồi dưới những mái chòi lợp bằng lá tranh và bao quanh bởi những tán cây dừa của làng quê biển, du khách sẽ dễ dàng hòa mình vào không gian thanh bình của làng quê và sự tận hưởng kì nghỉ cũng vì thế mà trở nên thú vị và thơ mộng hơn.

Có thể nói, Khu bảo tồn biển kết hợp với du lịch sinh thái Rạn Trào đã mở ra cơ hội phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Dễ thấy nhất là từ khi khu bảo tồn được thành lập tới nay, địa phương đã không còn tình trạng người dân khai thác san hô trái phép, số lượng các loài hải sản trong khu vực cũng gia tăng, vùng san hô ở rạn Trào cũng được hồi sinh mạnh mẽ, thu hút sự tham quan của du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do điều kiện còn nhiều hạn chế nên khu bảo tồn du lịch sinh thái Rạn Trào hiện nay chưa được nhiều người biết đến. Chính vì vậy, trong thời gian tới, ngành du lịch và địa phương cần đầu tư nâng cao hơn nữa, các điều kiện cũng như chất lượng các dịch vụ tại Rạn Trào, nhằm để Khu du lịch này đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của du khách và trở thành điểm đến quen thuộc, hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước./.

Theo Nhatrang-travel
Đăng ngày 19/07/2013
Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Các tỉnh ven biển chủ động phòng tránh thiên tai sạt lở

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với những tác động ngày càng rõ rệt của biến đổi khí hậu.

Ven biển
• 10:51 15/04/2025

Có nên áp dụng cơ chế thưởng cho người báo tin xả rác giống như xuyệt điện thủy sản?

Trong bối cảnh bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng, việc xử lý các hành vi vi phạm môi trường như xả rác bừa bãi đang trở thành một thách thức lớn. Một trong những giải pháp được nhiều địa phương triển khai để khuyến khích người dân tham gia giám sát, tố giác vi phạm là cơ chế khen thưởng cho người báo tin, đặc biệt là những hành vi xả rác. Liệu cơ chế này có thể áp dụng hiệu quả như mô hình "treo thưởng" chống xuyệt điện thủy sản tại Cà Mau?

• 10:16 08/04/2025

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại là một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động nuôi trồng thủy sản đối với hệ sinh thái xung quanh, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với các vấn đề môi trường như ô nhiễm nước, suy giảm chất lượng đất và khí thải, việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và các biện pháp bảo vệ môi trường là rất cần thiết.

Nước thải
• 09:00 07/04/2025

Phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng

Nuôi tôm nước lợ đang sử dụng và thải ra lượng rác nhựa rất lớn, trở thành vấn đề cấp bách phải giải quyết để bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Nhằm hỗ trợ việc giải quyết, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vừa nghiên cứu phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng, đưa ra khuyến nghị “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế” (3R).

Rác thải nhựa
• 09:00 05/04/2025

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 23:27 24/04/2025

Tình hình khuẩn Vibrio ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: sự gia tăng nhanh chóng của vi khuẩn Vibrio trong các ao nuôi. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của tôm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Tôm bệnh
• 23:27 24/04/2025

Chung tay gìn giữ sông Cầu khỏi biến đổi khí hậu

Sông Cầu – dòng chảy quan trọng ở miền Bắc Việt Nam – đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, hoạt động sản xuất – kinh doanh và sự gia tăng dân số đô thị. Việc bảo vệ dòng sông này là nhiệm vụ cấp thiết nhằm gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững cho cả khu vực.

Sông Cầu
• 23:27 24/04/2025

Công nghệ chỉnh sửa gen trong nuôi tôm: Tăng sức đề kháng bệnh mà không cần kháng sinh

Ngành nuôi tôm Việt Nam đang đối mặt với nỗi lo lớn: dịch bệnh như đốm trắng (WSSV) hay hoại tử gan (AHPND) khiến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề.

Tôm
• 23:27 24/04/2025

Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm…Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:27 24/04/2025
Some text some message..