Cho đến gần đây, việc sử dụng thuốc kháng sinh để tăng cường hiệu suất tăng trưởng của động vật trên cạn là một thực tiễn phổ biến, được Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận, nhưng thực tế vẫn gây ra nhiều gây tranh cãi bởi các ý kiến trái chiều. Chưa có tuyên bố nào từ FDA chấp thuận cho việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thức ăn của cá trừ những trường hợp điều trị bệnh.
Nhưng trong thực tiễn lại một vài quan niệm phổ biến rằng thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản của Hoa Kỳ vì mục đích phòng bệnh. Kháng sinh không được coi là chất kích thích (promoter) thúc đẩy tăng trưởng đối với cơ thể động vật thủy sản, nhưng có rất ít dữ liệu định lượng để giải quyết câu hỏi liệu kháng sinh có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng của cá hay không. Do đó, nghiên cứu này đã được tiến hành để xác định liệu sử dụng Oxytetracycline, một loại kháng sinh có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng được biết đến trong chăn nuôi trên cạn, có tác dụng tương tự khi áp dụng cho cá da trơn Ictalurus punctatus, cá rô phi Oreochromis niloticus, hoặc cá hồi Oncorhynchus mykiss hay không.
Ảnh hưởng của Oxytetracycline trên cá
Các sản phẩm Oxytetracycline liều phòng thường được sử dụng ở liều thấp hơn đáng kể so với liều điều trị cùng một sản phẩm. Thuốc với các liều lượng khác nhau (0, 0.24 hoặc 1.2 g oxytetracycline dihydrate / kg thức ăn) và tỷ lệ cho ăn (3% trọng lượng cơ thể / ngày) được chọn để đạt được liều mục tiêu 0, 16 hoặc 80 mg / kg cá / ngày tương ứng đại diện cho các nhóm: đối chứng, phòng bệnh và điều trị bệnh. Các nghiệm thức có 4 lần lặp lại và được cho ăn tương ứng trong 8 tuần.
Kết quả nhìn chung cho thấy sử dụng Oxytetracycline không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống hoặc thúc đẩy tăng trưởng của các đối tượng thủy sản đã chọn, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tăng trọng, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn hoặc tỷ lệ tăng trưởng cụ thể (P> 0,05) trong mọi trường hợp.
Không có sự khác biệt trong các chỉ số mô học của các cơ quan và tần số họat động của mô; tuy nhiên lại có xu hướng ảnh hưởng tiêu cực của tế bào mô thông qua việc tiếp xúc lâu dài đối với Oxytetracycline, làm cho các tế bào biểu mô trong đường ruột kém linh hoạt và trơ dẫn đến hiệu quả chuyển hóa cũng giảm thấp. Ngoài ra việc tiếp xúc với kháng sinh trong thời gian dài, hệ vi sinh vật của cá sẽ bị mất cân bằng vì thế sẽ làm rối loạn quá trình chuyển hóa thức ăn.
Những dữ liệu này chứng minh rằng việc bổ sung Oxytetracycline vào chế độ ăn ngoài mục tiêu điều trị bệnh cho cá và không có lợi ích gì trong việc kích thích cá mau lớn mà còn làm tăng giá thành sản xuất và uy tín thương mại của sản phẩm trên thị trường thế giới. Do đó, kết quả của các nhà khoa học cho thấy không nên lạm dụng các sản phẩm kháng sinh như Oxytetracycline vì mục đích thúc đẩy tăng trưởng trong nuôi trồng thủy sản mà chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết cho trị bệnh.
Bài báo này đưa ra cho một căn cứ khoa học đáng tin cậy nữa trong xu hướng phát triển của thế giới là giảm sử dụng kháng sinh trong thủy sản. Góp phần thay đổi suy nghĩ của người nuôi về việc lạm dụng kháng sinh trong quá trình nuôi vỗ cá tại Việt Nam.