Khánh Hòa: Tình hình dịch bệnh động vật thủy sản và khuyến cáo

Theo kết quả quan trắc môi trường và giám sát vùng nuôi cuối tháng 8 và đầu tháng 9/2018, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa khuyến cáo về công tác phòng bệnh trong sản xuất và nuôi thương phẩm tôm nước lợ, tôm hùm, ốc hương tại Khánh Hòa như sau:

Khánh Hòa: Tình hình dịch bệnh động vật thủy sản và khuyến cáo
Ốc hương bị đơ mày (Vạn Ninh).

Kết quả quan trắc môi trường, giám sát dịch bệnh

1.  Thông số quan trắc môi trường

+ Khu vực nuôi tôm nước lợ (thời gian từ 09-11/9/2018): Kết quả quan trắc môi trường khu vực nước cấp cho nuôi tôm nước lợ hầu hết các thông số chất lượng nước đều nằm trong khoảng giá trị cho phép. Chưa phát hiện vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus và thành phần tảo độc trong các mẫu nước kiểm tra.

+ Khu vực nuôi tôm hùm lồng (thời điểm ngày 6/9/2018): Một số chỉ tiêu môi trường vượt giới hạn cho phép. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) dao động ở mức 5,82-6,30 mg/L. Hầu hết vẫn chưa phù hợp nuôi tôm hùm theo QĐ số 2383/QĐ-BNN-NTTS (từ 6,20-7,20 mg/L). Cụ thể, DO tại Đầm Môn, Vạn Thạnh, Vạn Ninh dao động từ 5,00-5,36 (mg/L), trung bình 5,18±0,1 (mg/L); Xuân Tự từ 5,20-5,64 (mg/L), trung bình 5,45±0,14 (mg/L). Hàm lượng DO trong nước có xu hướng giảm dần theo chiều sâu cột nước. Mật độ Vibrio tổng số dao động từ 4,0x102 – 3,1x103 (CFU/mL). Số mẫu nước kiểm tra vượt ngưỡng giá trị cho phép là 11/18 mẫu, cao nhất đối với mẫu nước tần giữa và đáy lồng nuôi làm tăng nguy cơ tôm nhiễm bệnh đỏ thân do vi khuẩn. Trầm tích đáy vùng nuôi tại Đầm Môn và Xuân tự có thành phần chính là bùn, màu đen và mùi hôi (mùi trứng thối do H2S gây ra).

 

Hình 1: Lồng nuôi tôm hùm tại Đầm Môn, Đại Lãnh, Vạn Ninh.

2.  Giám sát dịch bệnh

-  Tôm thẻ, tôm sú: Không phát hiện mẫu tôm nhiễm đốm trắng hay hoại tử gan tụy, đa số các mẫu nhiễm EHP.

-  Tôm hùm: Xét nghiệm 07 mẫu tôm hùm, kết quả cho thấy đa số tôm hùm nuôi bị nhiễm bệnh sữa, sau đó là sữa và đỏ thân.

-  Ốc hương: tình hình bệnh trên ốc hương tại Vạn Ninh diễn ra phức tạp, ốc có dấu hiệu bị đơ mày (không khép chặt được mày ốc), sưng vòi, khô nhớt, gây thiệt hại từ 10-20%, thậm chí có ao lên tới 40%. Xét nghiệm 02 mẫu ốc hương phát hiện mật độ vi khuẩn Vibrio sp. cao, nhiễm trùng lông và nấm Fusarium sp. gây sưng vòi.


Hình 2: Lặn vớt ốc bệnh (Vạn Thạnh, Vạn Ninh)

II. Khuyến cáo

1. Vùng nuôi tôm nước lợ

- Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường ao nuôi như độ mặn, pH, Oxy hòa tan, độ kiềm để có biện pháp xử lý kịp thời khi có biến động lớn.

- Thời tiết thường có mưa giông vào buổi chiều tối nên người nuôi cần rải vôi xung quanh bờ ao, duy trì mực nước từ 1,3-1,5 m. Tăng cường quạt nước, giảm phân tầng, đảm bảo lượng oxy hòa tan.

- Các ao nuôi cần điều chỉnh và ổn định độ kiềm từ 100-180 mg/L, nhất là ở giai đoạn cuối vụ nuôi.

- Định kỳ bổ sung muối khoáng (K2SO4.2MgSO4 hoặc MgCl2.6H2O) cho các ao nuôi tôm có độ mặn thấp.

- Đối với các ao nuôi tích lũy nhiều chất hữu cơ cần tăng cường sử dụng sản phẩm vi sinh để xử lý môi trường, đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio.

- Định kỳ diệt khuẩn ao nuôi, bổ sung vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng, chủ động phòng bệnh cho đàn tôm.

- Chủ động gia cố bờ ao, phòng tránh sạt lở do mưa lũ.

2. Vùng nuôi tôm hùm lồng

- Các vùng nuôi có hàm lượng oxy hòa tan trong nước chưa đảm bảo cho tôm hùm nuôi,mật độ vi khuẩn Vibrio cao, người nuôi cần thường xuyên theo dõi tôm; san thưa mật độ tôm; tách riêng những cá thể yếu, bệnh; vệ sinh lồng nuôi thường xuyên, chú ý khoảng cách giữa các lồng nuôi;

- Phòng bệnh cho tôm nuôi bằng cách treo túi vôi xung quanh lồng; sát trùng thức ăn bằng thuốc tím; bổ sung các chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng chất vào thức ăn cho tôm hùm nuôi.

3. Vùng nuôi ốc hương

- Chọn con giống đạt chất lượng, cơ sở cung cấp giống uy tín, thả giống đúng kích cỡ và mật độ, không nên thả giống quá nhỏ.

- Quản lý môi trường ao nuôi sạch sẽ, xu hướng thời tiết chiều tối và đêm có mưa rào và dông, ngày nắng nóng nên người nuôi cần lưu ý điều chỉnh các yếu tố trong môi trường ao nuôi ốc hương cho phù hợp (đặc biệt yếu tố nhiệt độ và độ mặn).

- Thường xuyên kiểm tra nền đáy trong quá trình nuôi. Bổ sung vitamin và khoáng chất vào thức ăn giúp ốc tăng trưởng tốt, kháng bệnh.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y KH
Đăng ngày 19/09/2018
Phòng Thú y
Môi trường

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 10:15 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 10:15 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 10:15 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 10:15 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 10:15 19/04/2024