Không ngừng sáng tạo

Yêu nghề, luôn tìm tòi sáng tạo là cách người thợ làm mới bản thân và tìm kiếm cơ hội thăng tiến

sáng tạo
Ham học hỏi và sống hết mình với công việc là ưu điểm ở nữ công nhân Trần Thị Diệu, Công ty CP Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn

Chỉ cần nhìn sơ qua, chị Trần Thị Diệu, công nhân (CN) Công ty CP Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn (thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn), đã có thể biết chính xác trọng lượng của từng con cá. Hơn 9 năm làm việc ở công ty cho Diệu nhiều kinh nghiệm. Từ đó, chị cũng có nhiều sáng kiến tiết kiệm thời gian, tăng năng suất, tiết kiệm cho doanh nghiệp (DN).

Mỗi sáng kiến là một niềm vui

Quê ở Bến Tre, học hết phổ thông, Diệu xin vào làm CN tại xưởng đông lạnh Công ty CP Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn. Chính những va chạm trong công việc này đã giúp chị tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm, làm nền tảng cho những sáng kiến rút ngắn thao tác, tăng năng suất lao động.

Điển hình là sáng kiến rút ngắn quy trình sơ chế cá điêu hồng. Trước đây, CN có thói quen đánh vẩy xong mới móc ruột cá. Cách làm này mất rất nhiều thời gian do da cá trơn, rất khó thao tác. Phát hiện ra bất cập này, Diệu đề xuất đảo ngược quy trình: Móc ruột cá trước, sau đó luồn ngón tay vào bụng để đánh vẩy. Sáng kiến tưởng chừng vặt vãnh này của chị đã giúp đồng nghiệp cải thiện đáng kể năng suất lao động, từ 25 kg cá/giờ lên 40 kg.

Sáng kiến thay đổi cách phi lê cá của Diệu cũng vậy. Thói quen của số đông CN là cắt vây và kỳ của cá rồi mới phi lê, rất mất thời gian, trong khi năng suất lao động không cao. Phát hiện hạn chế này, Diệu nảy ra sáng kiến chọn cách cắt kỳ phía nào xong thì phi lê ngay phía ấy. Cách này đã giúp chị thao tác nhanh hơn đồng nghiệp 1,5 lần.

Điều đáng quý ở Diệu là chị không bao giờ có ý định giấu nghề. Mỗi khi thực hiện thành công thao tác nào, chị thường chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, mong muốn họ có thể tăng năng suất lao động và cải thiện thu nhập. Tinh thần trách nhiệm ấy ở Diệu được lãnh đạo DN và đồng nghiệp quý trọng.

Không chỉ sáng tạo, dám nghĩ dám làm, Diệu còn được anh em đồng nghiệp nể phục vì tinh thần hiếu học. Ngoài giờ đi làm, buổi tối chị còn theo học khóa kế toán Trường Trung cấp Hồng Hà. Hoàn tất khóa học, Diệu được công ty bố trí làm việc ở bộ phận thống kê năng suất của CN xưởng đông lạnh. Tết Bính Thân, hạnh phúc thực sự đã đến với Diệu khi chị được thưởng 1,5 tháng lương và đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở với phần thưởng 5 triệu đồng.

“Được sống vì nghề và cống hiến hết mình cho công ty là niềm vui của tôi” - Diệu bộc bạch.

Khắc phục những bất hợp lý

Luôn tìm tòi, phát huy sáng kiến để công việc tốt hơn, sản phẩm làm ra đẹp hơn là điều mà những người thợ Công ty TNHH Dệt may Gia Định hướng đến. Nhiều sáng kiến, cải tiến của họ đã ra đời trong quá trình làm việc.

Ở Công ty Dệt Sài Gòn (thuộc Công ty TNHH Dệt may Gia Định), anh Nguyễn Quốc Bảo, Tổ trưởng Tổ Cơ điện Xí nghiệp Nhuộm 1, được nhiều người biết đến vì là “cây sáng kiến”. Sáng kiến tiêu biểu nhất của anh là lắp đặt các bộ gá trên thiết bị dệt kim, làm giảm độ giũ sợi trên máy tốc độ cao của máy dệt kim mới. Không chỉ hạn chế thấp nhất lỗi sản phẩm, sáng kiến của anh còn giúp công ty tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, Bảo còn có sáng kiến đúc và tái sử dụng kim, giúp công ty tiết kiệm 1,8 triệu đồng/tháng.

“Thực ra, đó là vài giải pháp nhỏ để khắc phục những bất hợp lý trên dây chuyền sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm. Khi thao tác, chỉ cần người thợ tinh ý là có thể phát hiện và đề ra giải pháp hữu ích để khắc phục. Đó cũng là cách người thợ chúng tôi làm mới bản thân mình” - anh Bảo khiêm tốn.

Yêu nghề và không ngừng sáng tạo cũng là ưu điểm ở anh Lê Anh Tuấn, CN kỹ thuật Xí nghiệp Lega Thái Hòa - Công ty CP Legamex. Hơn 22 năm trong nghề, mỗi khi xí nghiệp nhận được đơn hàng gấp, Tuấn luôn trăn trở phải làm cách nào để vừa giúp tăng năng suất lao động của anh em CN, vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng.

Trước đây, ở các bộ phận có ép keo, CN phải cắt vải và keo rồi mới đưa qua máy ép. Phát hiện bất cập này, Tuấn nảy sinh sáng kiến ép vải và keo thành từng tảng lớn, sau đó đặt rập lên cắt, cắt cùng lúc được nhiều chi tiết. Sáng kiến của anh đã giúp xí nghiệp tăng năng suất gấp 3 lần, giảm bớt 3 CN ở công đoạn này.

Nhận xét về anh Tuấn, bà Hoàng Thị Uyên, Chủ tịch CĐ Công ty Legamex, tự hào: “Mỗi năm, Tuấn đều cho ra đời 2-3 sáng kiến có giá trị làm lợi rất cao. Yêu nghề và sáng tạo không ngừng là những ưu điểm giúp Tuấn vươn đến thành công, xứng đáng là đầu tàu thi đua của đơn vị”.

“Từ va chạm thực tế trong công việc hằng ngày, nhiều người thợ đã mày mò cải tiến máy móc nhằm tối ưu hóa thiết bị, giúp đồng nghiệp tăng năng suất lao động và cải thiện thu nhập. Tinh thần trách nhiệm ấy xứng đáng được tôn vinh” - ông Giang Văn Nam, Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ TP HCM, nhìn nhận.

Người Lao Động, 15/03/2016
Đăng ngày 17/03/2016
Bài và ảnh: Ngân Hà
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 09:15 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 09:15 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:15 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:15 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:15 27/11/2024
Some text some message..