Kiên Giang : Nắng hạn, tôm chết nhiều

Cứ vào thời điểm giao mùa khô và mùa mưa thì trên các cánh đồng nuôi tôm ở vùng Tây Nam Bộ xuất hiện tình trạng tôm chết trên diện rộng. Tại các huyện vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang đã có hàng chục nghìn ha tôm nuôi bị thiệt hại.

Tôm chết gây nhiều lo lắng cho người nuôi.
Tôm chết gây nhiều lo lắng cho người nuôi.

Nơi nào cũng có tôm chết

Theo báo cáo nhanh của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (NN&PTNT) Kiên Giang, đến ngày 15-4 toàn tỉnh đã thả nuôi tôm nước lợ hơn 84 nghìn ha, trong số này có 68.655 ha tôm - lúa.

“Trong những ngày qua tình hình thời tiết có nhiều biến động, nắng gay gắt kéo dài ở một số địa phương trong tỉnh, nhất là vùng U Minh Thượng đã làm thiệt hại tôm nuôi trên diện rộng” - báo cáo nêu.

Theo tổng hợp của phóng viên đã có hơn 15 nghìn ha tôm nuôi của tỉnh Kiên Giang xuất hiện tình trạng tôm chết. Nhiều nhất là tại huyện An Minh hơn 11.600ha, huyện An Biên gần 3.200ha, huyện Vĩnh Thuận hơn 500ha.

Ông Võ Hoàng Việt, Trưởng Phòng NN&PTNT An Minh cho biết: Toàn huyện thả nuôi hơn 41 nghìn ha, thì diện tích bị thiệt hại đã chiếm hơn một phần tư. Số diện tích bị thiệt hại từ 50% trở lên chiếm một nửa, xem như lỗ chắc, số diện tích bị thiệt hại nhẹ hơn thì sau thu hoạch cũng chỉ bù vào chi phí đầu tư và con giống.

Về huyện An Minh, chúng tôi đi đâu cũng nghe người dân bàn về chuyện tôm chết, thiệt hại tiền tỷ. Tại các xã ven biển như nhà nào cũng có diện tích tôm nuôi bị thiệt hại. Ông Trần Văn Tặng, xã Đông Hòa nói: “Cả khu vực này chẳng hộ nào còn, có hộ đã thả lại lần ba nhưng tôm cứ bằng chiếc đũa là chết, đỏ cả ruộng. Tôm nhà tui thả được gần 50 ngày, bốn chục, năm chục con/kg, khi phát hiện có vài con chết thấy nhỏ không bắt, ai ngờ vài ngày sau tôm chết thúi cả nước, phải xả bỏ để cải tạo lại”.

Huyện Vĩnh Thuận thả nuôi hơn 20 nghìn ha thì có khoảng 500 ha bị thiệt hại từ 70-100%. Ông Võ Thanh Sự ngụ ấp Vĩnh Trinh, xã Vĩnh Thuận than: “Đầu năm đến nay tôi thả hai đợt rồi, cứ hơn một tháng tuổi tôm lại chết. Tôm bệnh và chết rất nhanh, không cách nào chữa trị”. Cũng tại xã này, nhiều hộ đã thả đến đợt thứ tư, nhưng không có thu hoạch.

Theo ông Nguyễn Hữu Hoa, Trưởng Phòng NN&PTNT An Biên, các xã Nam Thái, Nam Thái A, Nam Yên, Đông Thái của An Biên bị thiệt hại nặng. “Qua khảo sát, số diện tích bị thiệt hại đa phần rơi vào những ao tôm thả nuôi trước lịch thời vụ và việc quản lý chất lượng nước ao nuôi không thực hiện triệt để”, ông Hoa cho biết.

Nguyên nhân cũ, cách làm cũ

Theo nhận định của ngành nông nghiệp các huyện vùng U Minh Thượng, nguyên nhân tôm chết do sự biến động quá lớn về nhiệt độ giữa ngày và đêm. Ban ngày trời nắng nóng gay gắt nhưng về khuya lại lạnh, kèm theo nhưng cơn mưa trái mùa, gây sốc cho tôm. Hơn nữa, khi trời nắng nóng kéo dài, nước bốc hơi rất nhanh làm cho mực nước trên vuông nuôi xuống thấp, nhưng người dân lại không chủ động được ao lắng, nên không thể cấp bù nước kịp thời, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tôm. Do không có ao xử lý nên những diện tích bị thiệt hại đều xả nước trực tiếp ra kênh, rạch làm lây lan dịch bệnh cho các khu vực chung quanh.

Hiện tại, người dân và ngành nông nghiệp đã và đang nỗ lực thực hiện các biện pháp khắc phục thiệt hại như thu hoạch tôm sớm bán bù chi phí đầu tư, con giống. Tổ chức các cuộc hội thảo đầu bờ, tập huấn kỹ thuật nhằm giúp nông dân khôi phục lại diện tích thiệt hại.

Khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng, gia cố đê bao bảo đảm giữ mực nước trên mặt ruộng đạt từ 50 cm trở lên. Trường hợp cần cấp thêm nước vào vuông thì phải lắng lọc kỹ, diệt hết các mầm bệnh, mới từ từ cấp vào vuông nuôi, tránh gây sốc cho tôm.

“Những ngày qua do có mưa, bà con cần nhanh chóng xử lý nước bằng vôi (Dolomite, Super Canxi…) và xả bớt nước mặt nhằm giảm axít, phèn. Khi phát hiện tôm có dấu hiệu bất thường như kéo dàn, chết rải rác dọc bờ vuông cần báo ngay cho cơ quan chuyên môn để xác định nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời”, ông Nguyễn Hữu Hoa khuyến cáo.

Xét về địa điểm, thời gian và nguyên nhân tôm chết không có gì mới so với những năm trước và cách khắc phục của ngành nông nghiệp địa phương vẫn như những năm trước. Bởi, vấn đề phát triển bền vững của nghề nuôi tôm quảng canh ở Tây Nam Bộ nói chung và Kiên Giang nói riêng, thực trạng tôm chết không còn tài diễn tại thời điểm giao mùa và nhiều vấn đề khác liên quan vẫn chưa được giải quyết.

Nhân dân
Đăng ngày 17/04/2013
Nuôi trồng

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặt tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 09:00 03/05/2024

Ảnh hưởng tiêu cực từ nước xả thải ao tôm

Việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng. Các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Nước ao tôm
• 08:00 02/05/2024

Quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Giai đoạn giao mùa nắng và mưa, sẽ xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Ao nuôi
• 08:00 02/05/2024

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 08:00 01/05/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 06:56 05/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 06:56 05/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 06:56 05/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 06:56 05/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 06:56 05/05/2024