Kinh nghiệm sử dụng khoáng và ứng dụng kỹ thuật số trong nuôi Tôm

Những kinh nghiệm và kỹ thuật hữu ích này được chia sẻ tại hội chợ Quốc tế ngành Tôm Việt Nam lần thứ 2 (Vietshrimp 2018), tổ chức từ ngày 27 đến 29 tháng 4 năm 2018 tại tỉnh Bạc Liêu.

Kinh nghiệm sử dụng khoáng và ứng dụng kỹ thuật số trong nuôi Tôm
Khách tham quan hội chợ Vietshrimp 2018 hào hứng trải nghiệm các hoạt động tại gian hàng Bayer Việt Nam.

Ngoài ra, Vietshrimp 2018 còn là một diễn đàn dành cho người nuôi tôm ở Bạc Liêu nói riêng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước nói chung gặp gỡ, chia sẻ thông tin chuyên ngành, tìm kiếm giải pháp cho sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm tại Việt Nam


Ông Sylvain Paul Lacledere, Giám đốc bộ phận Thuốc Thú y – thủy sản, nhánh Khoa học Cây trồng, Bayer Việt Nam trao đổi với người nuôi tôm các giải pháp tiên tiến của công ty và kinh nghiệm quản lý ao nuôi hiệu quả.

Tham gia hội chợ lần này, Bayer Việt Nam (nhà tài trợ vàng) đóng góp bài tham luận chủ đề “Lột xác và nhu cầu khoáng của tôm”. Ngoài ra, tại gian hàng của Bayer, khách hàng còn được trải nghiệm các ứng dụng kỹ thuật số do Bayer thiết kế dành riêng cho người nuôi tôm cá cũng như được các chuyên gia của công ty chia sẻ, giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc nuôi tôm.

Quá trình lột xác và nhu cầu về khoáng của tôm

Lột xác là hiện tượng rụng lớp biểu bì cũ và tái tạo lớp mô mới, xảy ra ở nhiều loài động vật không xương sống, bao gồm cả động vật giáp xác. Đây là một quá trình thiết yếu cho sự tăng trưởng của giáp xác ở các giai đoạn hậu ấu trùng.

Chu kỳ lột xác của tôm bao gồm các giai đoạn hậu lột xác, trung gian giữa hai kỳ, tiền lột xác và lột xác. Những giai đoạn này có thể không được phân biệt một cách rõ ràng trong thực tế. Nhưng những sự khác biệt về tập tính của tôm trong các giai đoạn khác nhau có thể quan sát dễ dàng, ví dụ tôm ăn nhiều hơn bình thường và sau đó giảm hoặc việc tăng giảm độ kiềm của nước trong ao, v.v. Do lớp vỏ tôm được hình thành chủ yếu từ các khoáng chất nên quá trình lột xác kéo theo nhu cầu khoáng chất rất cao.

“Nhu cầu khoáng của tôm sẽ thay đổi tùy vào từng giai đoạn lột xác. Người nuôi cần theo dõi kỹ càng những thay đổi trong chế độ ăn của tôm để xác định giai đoạn lột xác, từ đó điều chỉnh việc bổ sung khoáng vào thức ăn hay nước hồ nuôi cho hợp lý. Việc bổ sung khoáng đúng lúc, đúng hàm lượng tương ứng với từng giai đoạn là rất quan trọng”, anh Trần Huỳnh Cường, đại diện Bayer Việt Nam chia sẻ.


Ông Nguyễn An Bình (thứ hai từ phải sang), Giám đốc Bộ phận Thủy sản, Bayer Việt Nam, và ông Trần Huỳnh Cường, Giám đốc Marketing Bộ phận Thủy sản, Bayer Việt Nam, (thứ nhất từ phải sang), giới thiệu giải pháp của Bayer với người nuôi tôm tại Hội chợ Vietshrimp 2018.

Tôm có thể hấp thu khoáng từ thức ăn hoặc trực tiếp từ môi trường nước. Do đó, sử dụng khoáng trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất đi trong quá trình lột xác của tôm là rất cần thiết. Việc bổ sung khoáng chất vào thức ăn phụ thuộc vào khả năng hữu dụng sinh học của những loại khoáng này ở môi trường nước.

Ứng dụng kỹ thuật số giúp người nuôi nâng cao hiệu quả quản lý ao nuôi

“Chúng tôi tin rằng việc áp dụng kỹ thuật số sẽ góp phần nâng tầm ngành tôm Việt Nam và tạo ra giá trị cho người nuôi. Cụ thể, Bayer đã thiết kế một số ứng dụng giúp người nuôi theo dõi thông số kỹ thuật của ao một cách dễ dàng, thường xuyên và có hệ thống. Các ứng dụng này còn là kênh thông tin hữu ích và cầu nối giữa người nuôi và với các chuyên gia trong ngành, từ đó có thể trao đổi kinh nghiệm và nhận được những hướng dẫn chuyên môn kịp thời, giúp người nuôi giảm chi phí và từ đó tăng lợi nhuận”, ông Nguyễn An Bình, Giám đốc Bộ phận Thủy sản, Bayer Việt Nam chia sẻ tại hội thảo.

Zalo Tôm khỏe cùng Bayer là ứng dụng giúp người nuôi cập nhật tin tức chuyên ngành, chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm, cập nhật các giải pháp tốt nhất trên thị trường cũng như tương tác trực tuyến với các chuyên gia của Bayer để được tư vấn cụ thể cho từng trường hợp. Ứng dụng này còn cung cấp kiến thức về quá trình lột xác và nhu cầu khoáng của tôm, giúp người nuôi quản lý và kiểm soát quá trình lột xác của tôm tốt nhất.

Farmerxt là ứng dụng được thiết kế từ thực tế quản lý nuôi tôm cá ở Việt Nam. Cụ thể, người nuôi thường cho tôm cá ăn nhiều cử một ngày và mỗi cử như vậy lại trộn cùng lúc nhiều loại thuốc, nhiều loại thức ăn vào nhau. Việc này gây rất nhiều rắc rối trong quá trình tính chi phí hoặc ghi lại nhật ký một cách cụ thể. Farmext không những giúp người nuôi ghi nhật ký ao nuôi dễ dàng mà còn nhắc người những việc cần làm theo đúng quy trình nuôi và gợi ý giải quyết những vấn đề kỹ thuật.

Số liệu của ao nuôi sẽ được thống kê bằng những biểu đồ trực quan giúp người nuôi ra quyết định hoặc chia sẻ chúng cho các chuyên gia kỹ thuật để họ hỗ trợ từ xa. Ngoài ra Farmext còn có rất nhiều tính năng quản lý như: quản lý kho, quản lý thu chi, phân quyền quản lý...

Hiện tại, các ứng dụng này đã có trên CH Play và người nuôi có thể với từ khóa “Zalo Tôm khỏe cùng Bayer” hoặc "Farmext".

Báo Dân Trí
Đăng ngày 10/05/2018
Phương Uyên
Khoa học

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 20:32 08/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 20:32 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:32 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 20:32 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 20:32 08/11/2024
Some text some message..