Làm thế nào để được đưa ra khỏi danh sách cảnh báo của FDA?

Hỏi: Doanh nghiệp cung cấp hàng xuất khẩu cho Hoa Kỳ phải làm những gì để được đưa ra khỏi danh sách đỏ, hoặc được đưa vào danh sách xanh của Cảnh báo Nhập khẩu?

Làm thế nào để được đưa ra khỏi danh sách cảnh báo của FDA?
Cá tra Việt Nam xuất qua Trung Quốc đóng gói bao bì và nhập sang Mỹ. Ảnh: HB

Để được FDA xem xét đưa một sản phẩm và/hoặc một công ty ra khỏi danh sách DWPE (không cần qua xét nghiệm vật lý), FDA phải có bằng chứng chứng minh các vấn đề vi phạm của sản phẩm/công ty đó đã được giải quyết triệt để, và những bằng chứng đó phải đủ sức thuyết phục FDA rằng trong tương lai sản phẩm/công ty đó sẽ tuân thủ các quy định của FDA.

Doanh nghiệp phải nộp đơn đến DIO (cơ quan Quản lý nhập khẩu của FDA) để yêu cầu được đưa ra khỏi danh sách DWPE đối với hầu hết các cảnh báo nhập khẩu. Doanh nghiệp không phải điền bất cứ một form mẫu cụ thể nào cả khi nộp đơn yêu cầu này. Trong đơn yêu cầu, doanh nghiệp nên nêu rõ những hành động khắc phục của mình và các bước mà công ty tiến hành, để tránh không lặp lại các vấn đề khiến công ty bị đưa vào danh sách cảnh báo nhập khẩu.

Các cảnh báo nhập khẩu riêng lẻ có thể bao gồm các thông tin cụ thể liên quan đến việc được đưa ra khỏi DWPE. Doanh nghiệp nên xem kỹ chi tiết cảnh báo nhập khẩu của mình để nộp đầy đủ các giấy tờ có liên quan. Doanh nghiệp có thể truy cập vào mục Cảnh báo Nhập khẩu của FDA tại đường link: http://www.accessdata.fda.gov/cms_ia/ialist.html.

Đối với hầu hết các cảnh báo nhập khẩu, doanh nghiệp cũng sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin về tối thiểu năm chuyến hàng nhập khẩu vào Mỹ, và các kết quả kiểm định có liên quan chứng tỏ sản phẩm/công ty đã không còn vi phạm quy định của FDA nũa. Trong đơn yêu cầu được gỡ bỏ cảnh báo, doanh nghiệp nên nộp đầy đủ các giấy tờ có liên quan đến từng chuyến hàng, cụ thể như  sau;

+ Mẫu đơn 3461 hoặc mẫu đơn 7501 của Hải quan Hoa Kỳ.

+ Hoá đơn.

+ Danh sách liệt kê hàng hoá.

+ Vận đơn.

* Lưu ý rằng doanh nghiệp không cần nộp các kết quả kiểm định riêng biệt cùng với đơn xin gỡ bỏ cảnh báo.

Doanh nghiệp có thể gửi đơn xin gỡ bỏ cảnh báo bằng đường email tới DIO tại địa chỉ importalerts2@fda.hhs.gov, hoặc gửi bằng đường bưu điện tới: FDA (Division of Import Operations, 12420 Parklawn Drive, ELEM-3109, Rockville, MD 20857.

Mặc dù không phải là yêu cầu bắt buộc, nhưng bạn nên liệt kê các thông tin dưới đây vào một tờ giấy riêng để tạo điều kiện cho cán bộ xử lý dễ theo dõi:

+ Thông báo yêu cầu nhà nhập khẩu/nhà sản xuất/nhà vận chuyển/sản phẩm được đưa ra khỏi danh sách đỏ hoặc được thêm vào danh sách xanh của danh sách Cảnh báo Nhập khẩu.

+ Cung cấp mã số cảnh báo nhập khẩu.

+ Cung cấp tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà nuôi trồng.

+ Liệt kê số lượng các chuyến hàng đã nhập khẩu.

Liệu DIO (cơ quan Quản lý nhập khẩu của FDA) sẽ báo cho doanh nghiệp biết khi nhận được đơn xin gỡ bỏ của doanh nghiệp không?

Có, doanh nghiệp sẽ nhận được phiếu xác nhận (bằng đường bưu điện hoặc email), bao gồm số hồ sơ và thông tin liên hệ (số điện thoại và email) của cán bộ FDA đang xử lý hồ sơ.

Quy trình xử lý đơn xin gỡ bỏ cảnh báo của DIO như thế nào?

+ Nghiên cứu nội dung đơn.

+ Cần 30 ngày để xử lý đơn (có thể thay đổi thời gian xử lý).

+ FDA sẽ gửi thư thông báo khi đã có quyết định.

+ Thư từ chối sẽ có phần giải thích cụ thể về lý do từ chối.

+ Thư chấp thuận sẽ có phần thông báo của FDA đến các tổ chức có liên quan.

+ Việc chấp thuận sẽ có hiệu lực ngay lập tức.

+ Thư quyết định đồng nghĩa với việc gỡ bỏ lệnh cảnh báo.

Những lý do chính để từ chối hay chấp thuận đơn xin gỡ bỏ là gì?

Không nộp hồ sơ về các bước mà công ty tiến hành để khắc phục vi phạm. Không nộp các hồ sơ thể hiện thông tin nhà sản xuất/quá trình vận chuyển hàng. Không nộp các thông tin khác liên quan dến cảnh báo nhập khẩu.Sản phẩm bị hỏng. Các giai đoạn giao hàng.

–        Chia các lô hàng lớn thành các lô hàng nhỏ hơn.

–        Vận chuyển các lô hàng nhỏ trái với kích cỡ được xác định ban đầu trong lịch sử giao hàng.

TGTT
Đăng ngày 02/08/2017
Ngân Giang
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 06:41 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 06:41 28/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 06:41 28/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 06:41 28/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 06:41 28/04/2024