Lênh đênh "nò" mực

Từ các huyện: Nhà Bè, Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh), Cần Đước (tỉnh Long An), các ngư dân theo nhánh sông nhỏ tìm về vùng nước lợ gần cửa biển Nhơn Trạch đánh bắt hải sản, nhất là con mực rồi bán cho thương lái.

bat muc
Con mực trên tay người ngư dân.

“Nò” mực là nghề của ngư dân từ Cần Giờ đem đến đây khi mực những nơi khác đã khan hiếm qua thời gian đánh bắt theo kiểu tận diệt. Lưới để bắt mực là loại lưới có mắt nhỏ, được đan cùng với khung sắt thành những chiếc lồng, bên trong có mồi nhử để mực “có vào mà không có ra”.

Nương theo con nước

Chiều dần buông trên quán nước ven sông, uống cạn tách trà nóng bốc hơi nghi ngút “cho ấm bụng”, anh Nguyễn Văn Bích (42 tuổi, ngụ ấp Bàu Bông, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch) ra hiệu cho chúng tôi theo anh xuống sông xem ngư dân “nò” mực.

Ngồi trên chiếc vỏ lãi chạy lướt ngang cánh rừng ngập mặn dày đặc những cây mắm, vẹt, bần... chúng tôi được nghe anh Bích kể: “Tui dân gốc huyện Mộc Hóa (tỉnh Long An). Cả nhà tui lênh đênh trên ghe lâu lắm rồi, từ hồi ông cố tui còn sống, tới giờ là hơn 50 năm có lẻ. Từ nhỏ, tui đã theo cha và ông nội kéo cá, câu ếch, làm thuê ở các đầm tôm... Gia đình tui đi khắp sông nước miền Tây, từ miệt Tiền Giang, Đồng Tháp, qua tận Campuchia rồi quay về vùng Rạch Giá, Long Xuyên... Chán cảnh rày đây mai đó, tui bỏ lên bờ, cất nhà và cưới vợ ở Long An. Mấy năm làm ruộng không đủ ăn, tui lại tiếp tục theo ghe cùng bạn bè lên Cần Giờ “nò” mực. Tui mới qua Nhơn Trạch làm ăn khoảng 3 năm nay thôi. Ở đây người ta đánh bắt ít, giờ cũng còn nhiều mực” - vừa nói, anh Bích vừa bẻ lái chiếc vỏ lãi về phía chiếc xuồng gỗ giữa sông, nơi có một người đang xếp lưới chuẩn bị thả.

Anh Bích tắt máy, chiếc vỏ lãi  chở chúng tôi trôi chầm chậm đến nơi anh Trần Văn Ngà (40 tuổi) đang thả lưới cho kịp con nước để “nò” mực. Một đoàn ghe lớn chở gỗ chạy ngang qua, làm chiếc xuồng đứng yên bỗng chao đảo theo từng đợt sóng, nhưng anh Ngà vẫn bình thản đứng thả lưới như không có chuyện gì xảy ra.

Khi biết chúng tôi đến xem người dân ở đây “nò” mực, anh Ngà ngừng tay lưới, châm điếu thuốc tự quấn bằng giấy và lá thuốc khô rồi nói: “Ở cái xứ nước lợ này có gì hay đâu mà nhà báo phải xuống cho mất công. Hôm nay, tui thả có hơn chục lưới thôi, làm lẹ kẻo tối còn đi bắt cua nữa. Tụi tui mượn con nước cửa sông này mưu sinh, bữa nào “nò” được nhiều thì hôm đó gia đình ngủ ngon, bữa nào ít thì tối trời lại phải đi bắt cua, bắt nha, đào chem chép ở mấy rặng cây mắm, cây bần bên kia. Mà thôi, đợi tui thả lưới xong rồi lên bờ nói chuyện. Tui còn 5 con mực hôm qua kéo được, ít quá nên bán cũng không được bao nhiêu, để đó làm cơm luôn”.

Nói rồi, anh Ngà lại tiếp tục công việc của mình, trong lúc anh Bích nổ máy chiếc vỏ lãi đưa chúng tôi quay lại bờ.

Anh Trần Văn Ngà thả lưới “nò” mực. Ảnh: Đ.Tùng

Mặn đắng” nghề chài

Khoảng một tiếng sau, thấy chúng tôi đợi trên bờ, anh Ngà cột chiếc xuồng gỗ của mình vào gốc dừa gần đó rồi đưa chúng tôi đến nơi những người “nò” mực thường tụ tập để trò chuyện. Anh Ngà cho biết, mỗi lưới chuyên dùng “nò” mực được bán với giá 300 ngàn đồng, mỗi ngư dân có hơn 10 tay lưới, hộ nào có điều kiện thì sở hữu hàng chục tay lưới. Mỗi ngày, họ thả lưới vào lúc nước lớn và thu lưới khi nước ròng, mực bắt được sẽ để đến sáng sớm hôm sau mới đem bán cho các thương lái.

Anh Huỳnh Thanh Lộc (39 tuổi, ngụ xã Phước An) cho biết, mỗi ký mực bán cho thương lái có giá khoảng 150-200 ngàn đồng, nhưng không phải ngày nào cũng bắt được nhiều. “Có bữa, thả lưới suốt 3 ngày mà khi kéo lên chẳng có lấy một con, hoặc chỉ có vài con tôm, cá. Những lúc ấy, chúng tôi chỉ biết thở dài và mong tới con nước sau sẽ có nhiều hơn. Mực bắt được ít, mà còn phải đối mặt với nạn trộm lưới, trộm mực. Có người, buổi chiều thả hơn 20 lưới, đến sáng hôm sau kiểm tra phát hiện lưới mất sạch, dây buộc ở gốc cây trên bờ bị tháo và kéo lên hết. Mỗi cái lưới giá 300 ngàn đồng, bị mất nhiêu đó coi như trắng tay, nên chúng tôi đêm nào cũng phải ra canh mấy lượt, vậy mà vẫn bị mất. Như tôi đây, cất nhà ở kế bên sông, nuôi chó để canh chừng, vậy mà cũng bị mất lưới mấy lần. Cũng may, nhờ phát hiện kịp thời nên không bị thiệt hại nhiều, cũng còn vốn để làm ăn” - anh Lộc thở dài, uống hết ngụm trà rồi nhìn về những hàng lưới của mình ở phía sông.

Không chỉ riêng anh Lộc, những người làm nghề “nò” mực ở đây ai cũng chung một nỗi lo như vậy. Nhiều người cho biết, bọn trộm thường canh những đêm tối trời, không trăng rồi dùng xuồng gỗ thả trôi trên sông để tiếp cận những lưới “nò” lấy trộm, nên ít ai phát hiện ra.

Nhưng điều đáng lo nhất với các ngư dân này là nguồn thủy sản đang ngày càng cạn kiệt. Anh Ngà cho biết, mắt lưới để “nò” mực là loại nhỏ nên không chỉ mực, mà đôi khi cả cá con, tôm nhỏ cũng bị mắc vào. Đến khi kéo lên, người dân đã “tận thu” mà không thả lại sông, khiến số lượng hải sản ở đây ngày càng hiếm dần. Ngày trước, người dân chỉ bắt mực bằng cách câu hoặc thả lưới lớn, mực nhỏ vẫn có thể sống được, nên không bao giờ bị cạn kiệt. “Giờ thì “đuối” lắm rồi, ngoài dân địa phương, còn nhiều ghe từ nơi khác tìm đến đây để “nò” mực. Trên một khúc sông nhỏ mà có tới hàng trăm cái lưới cùng giăng suốt ngày đêm thì con gì mà thoát cho nổi. Đánh bắt riết nên thiên nhiên bị cạn dần, độ vài năm nữa chắc chỗ này cũng hết mực thôi” - anh Ngà ngán ngẩm thở dài.

Nhìn đồng hồ đã hơn 20 giờ, hút hết điếu thuốc, anh Ngà tạm biệt chúng tôi để lên xuồng tiếp tục cuộc mưu sinh nơi vùng nước lợ. “Đêm nay, không biết có bắt được con mực nào không. Thôi thì cứ đi bắt vài con cua để mai có cái mà ăn, mà không chừng đến cua cũng chưa chắc bắt được con nào nữa…” - anh Ngà buông lời trước khi bỏ đi.

Mỗi buổi sáng, khoảng 3 giờ là bến nước ven sông ở xã Phước An (huyện Nhơn Trạch) đã có nhiều thương lái, ghe thuyền từ các nơi tụ tập về thu mua hải sản. “Ngày trước hải sản vùng này nhiều lắm, chúng tôi phải đến từ sớm, hoặc gọi điện thoại dặn trước mới có hàng tươi. Còn bây giờ hải sản ít dần, mực, cá ngát, chem chép… cũng không còn loại lớn, chỉ còn mấy con cỡ nhỏ nhỏ thôi” - chị Hà, thương lái hải sản đến từ Nhà Bè cho biết.

Báo Đồng Nai, 04/12/2013
Đăng ngày 06/12/2013
Đăng Tùng
Đánh bắt

Làm giàu từ nuôi ốc nhồi thương phẩm

Tận dụng khuôn viên lò gạch thủ công đã đóng cửa, ông Cao Tất Thái (thôn Quý Tân, xã Ia Trok, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) xây dựng bể nuôi ốc nhồi thương phẩm. Mô hình bước đầu đem lại hiệu quả.

Nuôi ốc nhồi thương phẩm.
• 09:48 14/06/2021

Nuôi hàu trên dòng Nhật Lệ

Đoạn sông Nhật Lệ chảy qua thị trấn Quán Hàu, xã Lương Ninh và Võ Ninh (Quảng Ninh) có chiều dài khoảng 3km, được ví như một mỏ hàu khổng lồ trời cho. Hàu có ở nhiều nơi, nhưng có lẽ không đâu ngon bằng con hàu sống ở đoạn sông Nhật Lệ này. Thế nhưng, thứ đặc sản quý này đang ngày càng bị cạn kiệt bởi khai thác quá mức, cho đến khi một số hộ nông dân nơi đây nghĩ ra cách nuôi chúng.

Hàu nuôi.
• 08:26 08/06/2021

Khai thác nghêu ổn định sau đợt nắng nóng

Sau đợt nắng nóng kéo dài hơn 1 tháng từ đầu tháng 3 đến trung tuần tháng 04/2021 đã gây thiệt hại hơn 70 tấn nghêu, trị giá hơn 1 tỷ đồng tại Hợp tác xã (HTX) thủy sản Rạng Đông, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại. Nhờ công tác chăm sóc, bảo vệ, quản lý và khắc phục tốt thiệt hại, không lâu sau đó, HTX đã bắt đầu tổ chức khai thác ổn định trở lại.

Nghêu.
• 10:45 07/06/2021

Nuôi ngao vùng bãi triều: Phát triển nghề nuôi ngao theo hướng bền vững

Thiên nhiên ưu đãi vùng ven biển Kim Sơn bằng việc mỗi năm ban cho vùng đất này hàng trăm ha đất lấn biển, lượng phù sa màu mỡ bồi đắp tạo thành những cồn bãi nuôi ngao lý tưởng.

Nuôi ngao.
• 09:45 26/04/2021

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 10:28 10/05/2024

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 13:58 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 04:16 19/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 04:16 19/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 04:16 19/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 04:16 19/05/2024

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 04:16 19/05/2024