Loại bỏ EhPTP2 giúp giảm sự tồn tại và lây lan EHP

Gần đây một số nhà nghiên cứu cho rằng việc vô hiệu hóa protein EhPTP2 có thể làm giảm đáng kể sự lây truyền EHP ở tôm nuôi. Điều này rất có ý nghĩa cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm xác định các gen quan trọng cho sự tồn tại và lây lan của EHP, làm mục tiêu tiềm năng cho các biện pháp phòng và điều trị bệnh trên tôm thẻ chân trắng.

Tôm thẻ chân trắng
Nỗi lo về bệnh EHP ở tôm ngày một tăng dần do chưa có biện pháp điều trị hiệu quả triệt để

Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) nhiễm vào gan tụy và ruột của tôm bao gồm tôm thẻ chân trắng và tôm sú dẫn đến chậm tăng trưởng và giảm năng suất trong nuôi tôm. Enterocytozoon hepatopenaei thuộc ngành Microsporidia là ký sinh trùng nội bào bắt buộc với bào tử truyền nhiễm đặc trưng có chứa một cơ quan xâm nhập gọi là sợi cực (polar tube), sợi cực hình ống dạng cuộn tròn như lò xo. Thành bào tử hai lớp, bao gồm lớp ngoài (bào tử ngoài) và lớp bên trong giàu chitin (nội bào tử), cho phép bào tử chịu được môi trường khắc nghiệt bên ngoài. Khi trong điều kiện thích hợp, bào tử hình thành sợi xuyên qua tế bào chủ nhằm bắt đầu quá trình một vòng đời nội bào của chúng, quá trình này gọi là sự nảy mầm. Sợi cực đóng vai trò là ống dẫn qua đó bào tử được chuyển vào tế bào chủ.  

Can thiệp RNA (RNAi) là phương pháp đã có trong nhiều nghiên cứu về phòng và điều trị bệnh virus trên tôm. Nghiên cứu này đưa ra giả thuyết rằng, protein sợi cực EhPTP2 có liên quan đến sự nảy mầm của bào tử. Do đó, nghiên cứu dự đoán việc loại bỏ EhPTP2 sẽ ức chế sự sao chép EHP, giảm số lượng EHP và giảm việc truyền EHP. Điều này cung cấp nền tảng để phát triển các phương pháp phòng và điều trị đối với bệnh EHP dựa trên việc ức chế EhPTP2. Protein sợi cực 2 (PTP2) của EHP (EhPTP2) là protein có 284 axit amin có những đặc điểm chung giống với các loài khác thuộc ngành Microsporidia. Hơn nữa, xét nghiệm bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang (IFA) sử dụng kháng thể chống lại EhPTP2, EhPTP2 được định vị trên sợi cực của bào tử nảy mầm, đây cũng là một chiến lược mới để chẩn đoán nhiễm EHP.  

Bào tử EHP

Liên quan đến các ứng dụng phòng và điều trị việc ức chế EhPTP2, vì EhPTP2 có liên quan đến quá trình đùn ống cực, điều đó cho thấy rằng việc ức chế axit ribonucleic truyền tin EhPTP2 (mRNA; tham gia tổng hợp protein trong tế bào) sẽ ức chế quá trình đùn và dẫn đến giảm nhiễm bệnh EHP. Đây thực sự là trường hợp khi axit ribonucleic sợi đôi đặc hiệu EhPTP2 (dsRNA; liên quan đến hầu hết các bệnh do virus, nó tạo thành bộ gen của virus trong trường hợp virus DSRNA hoặc được tạo ra trong tế bào chủ trong quá trình nhân lên của virus) được tiêm vào cơ thể trước đó. 

Việc ức chế lây nhiễm khi áp dụng kỹ thuật RNAi để phòng ngừa không phải là hiếm khi các gen độc lực quan trọng bị loại bỏ ở tôm chưa nhiễm bệnh trước khi tiếp xúc với mầm bệnh. Ví dụ, trong một ao nuôi người ta đã quan sát thấy mức độ nhiễm EHP rất khác nhau trong quần thể. 25% tôm được tiêm dsRNA và cho thấy nhiễm EHP có thể là những tôm bị nhiễm EHP ở mức độ cao. Nếu có thể áp dụng liều dsRNAEhPTP2 thứ 4, nó có thể làm giảm sự lây nhiễm. Điều hứa hẹn trong nghiên cứu này là việc sử dụng dsRNA đặc hiệu EhPTP2 có thể được sử dụng trong điều trị khi nhiễm bệnh đã được hình thành ở hai khía cạnh: (1) Giảm lượng EHP ở tôm bị nhiễm bệnh và (2) Giảm sự lây lan thêm của EHP ở tôm nhiễm bệnh trong ao nuôi tôm. 

Ngoài ra, theo đánh giá cho thấy sự nảy mầm EHP trong ruột có thể không dẫn đến nhiễm bệnh thành công. Ngoài việc nảy mầm trong gan tụy (HP) như trong các báo cáo trước đây, một số lượng nhỏ bào tử nảy mầm đã được phân lập từ ruột và được phát hiện bằng phương pháp IHC của EhPTP2. Dọc theo đường tiêu hóa của tôm có một rây dạ dày (GS) đóng vai trò là bộ lọc loại trừ kích thước các hạt có đường kính khoảng 0,2–0,7µm. 

Các hạt lớn hơn được chuyển đến ruột thay vì gan tụy. Vì kích thước trung bình của bào tử hình bầu dục EHP dài khoảng 1µm, nên có thể các bào tử nảy mầm được phát hiện trong ruột có nguồn gốc từ những bào tử đã được dạ dày loại trừ khỏi gan tụy về kích thước. Trong khi các bào tử nảy mầm và tín hiệu tích cực của EhPTP2 từ IHC được phát hiện trong ruột. Vẫn chưa đủ bằng chứng để kết luận rằng ruột là một nơi tăng sinh khác của EHP. Thay vào đó, nghiên cứu suy đoán rằng sự hiện diện của các bào tử nảy mầm trong kết quả mô học là tàn tích của ô nhiễm phân chứ không phải là nhiễm trùng đang hoạt động. 

Đăng ngày 31/05/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 18:15 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 18:15 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 18:15 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:15 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 18:15 22/12/2024
Some text some message..