Lúng túng thực hiện nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chủ trương phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) là hướng đi đúng nhằm đưa nền nông nghiệp An Giang phát triển bền vững, nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, qua gần 4 năm thực hiện, chương trình đã bộc lộ không ít lúng túng và bất cập.

ao cá tra
Nuôi thủy sản theo mô hình ứng dụng công nghệ cao

Ngày 27-6-2012, Tỉnh ủy An Giang ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển NNƯDCNC tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Đây là chương trình trọng điểm với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các ngành Nông nghiệp, Khoa học- Công nghệ, Tài nguyên- Môi trường, Công thương, Xúc tiến Thương mại và Đầu tư… Trước mắt, để phát triển NNƯDCNC đến năm 2017, UBND tỉnh An Giang đã đầu tư gần 300 tỷ đồng hình thành và phát triển các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp kết hợp xây dựng các chuỗi giá trị sản xuất tăng giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm. Riêng ngành Nông nghiệp được giao thực hiện 8 quy hoạch chi tiết về NNƯDCNC, gồm: Phát triển lúa đặc sản - lúa chất lượng cao, nấm ăn, nấm dược liệu, phát triển chăn nuôi, thủy sản, rau màu, hoa kiểng, cây ăn quả, vùng bảo tồn và phát triển cây dược liệu. Đồng thời, thực hiện 7 kế hoạch gói hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, thị trường cho các sản phẩm. Ngoài ra, ngành này còn được giao nhiệm vụ xây dựng đề án xã hội hóa hoạt động khuyến nông, khuyến ngư phục vụ phát triển NNƯDCNC và tổ chức nghiên cứu thực hiện các mô hình NNƯDCNC hiệu quả để nhân rộng toàn tỉnh.

Qua gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình phát triển NNƯDCNC, bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng, như: Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật; cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, sản xuất thử nghiệm, đặc biệt là hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tăng gấp 3 lần so trước… Nhìn tổng thể, chương trình khởi động tốt, nhưng ở góc độ cụ thể thì còn không ít bất cập và bị động. Phát biểu tại buổi kiểm tra của đoàn công tác Đảng ủy Khối Dân chính Đảng về việc thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU đối với Đảng ủy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang mới đây, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Cao Văn Be nêu ý kiến: “Trước hết, thị trường tiêu thụ sản phẩm NNƯDCNC đến nay gần như thả nổi. Giá cả mặt hàng NNƯDCNC và sản phẩm cùng loại bán đại trà chênh lệch rất ít, nên cửa hàng phục vụ sản phẩm ƯDCNC cứ ít dần do lỗ lã, không ai dám đầu tư. NNƯDCNC là lĩnh vực mới nên nhiều nơi chưa thông suốt, còn lúng túng trong triển khai thực hiện. Công tác phối hợp giữa các sở, ngành vẫn chưa chặt chẽ, chưa có cơ chế cụ thể liên kết bền vững giữa nông dân - doanh nghiệp đã cản trở việc mở rộng sản xuất và làm chậm tiến trình ƯDCNC trong nông nghiệp trên địa bàn”.

Hiện nay, quá trình sản xuất ƯDCNC còn nhiều trở ngại vì thiếu vốn, thiếu việc, thiếu công nghệ. Bên cạnh khó khăn về nguồn vốn đầu tư, việc tìm thị trường tiêu thụ nông sản là nan giải và đây được coi là yếu tố kìm hãm lớn nhất khi mở rộng sản xuất của nông dân. Thêm vào đó, cơ chế chính sách của Trung ương phục vụ phát triển NNƯDCNC cũng như thông tin tuyên truyền vẫn chưa nhiều, chưa đồng bộ, chưa đầy đủ và còn nhiều bất cập, đôi khi chưa rõ ràng nên khó vận dụng vào thực tế. Thậm chí, một số quy định còn chưa phù hợp và xa rời thực tế. Đối với địa phương cũng chưa có chính sách đặc thù về lĩnh vực này nên chưa thật sự thu hút sự đầu tư của các thành phần kinh tế.

Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Đảng ủy Khối Dân chính Đảng vừa qua cho thấy, việc ƯDCNC trong nông nghiệp trên địa bàn chưa sâu rộng, từng lúc, từng nơi còn mang tính tự phát và việc tiếp cận với công nghệ cao đúng nghĩa còn hạn chế, quy mô nhỏ lẻ, chưa tập trung, chưa theo kịp định hướng. Các ngành, địa phương còn nhiều lúng túng trong triển khai, thiếu thông tin cần thiết, đặc biệt là thông tin về thị trường nên gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm công nghệ và tổ chức sản xuất.

Báo An Giang, 20/04/2016
Đăng ngày 21/04/2016
Bài, ảnh: Nguyễn Rạng
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Người nuôi gặp khó khăn với tôm giống kém chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp một vụ nuôi thành công chính là chất lượng nguồn tôm giống. Với thực trạng hiện nay, người dân luôn gặp phải các nguồn tôm giống kém chất lượng, việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 17:38 22/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 21:20 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 21:20 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 21:20 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 21:20 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 21:20 28/03/2024