Miền Trung nỗ lực vươn khơi

Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tiêu thụ hải sản của các nhà hàng, quán ăn, xuất khẩu giảm mạnh, nhưng đổi lại, nhu cầu tiêu thụ cho bữa ăn hàng ngày và sơ chế trong nội địa lại tăng cao. Chính vì vậy, ngư dân miền Trung đang tập trung đẩy mạnh đánh bắt và liên tục trúng mẻ cá lớn, mang lại thu nhập rất cao.

Đánh cá
Ngư dân cùng những chuyến cá đầy khoang.

Khắp nơi trúng lớn

Trở lại vùng biển bãi ngang tỉnh Quảng Trị, ngư dân các huyện Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh cho biết, họ liên tiếp trúng cá cơm, cá trích, cá bè xước và ruốc biển… Tại bãi ngang Trung Giang (huyện Gio Linh), ngư dân Hồ Sỹ Phung phấn khởi: “Từ cuối tháng 2 đến nay, đàn cá xuất hiện liên tục, tần số cao hơn mọi năm. Trung bình mỗi ngày ra khơi đánh bắt khoảng 4-5 tiếng, thu về từ 1-2 tạ cá trích; có ngày được 3-4 tạ. 1kg cá có giá từ 10.000 - 15.000 đồng, nên mỗi ngày tàu thu về vài triệu đồng”.

Tại cảng cá An Lương (xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), bắt đầu từ khoảng 4-7 giờ sáng, khung cảnh trên bến dưới thuyền nhộn nhịp. Nhiều loại hải sản như: cá nục, cá hố, cá ngừ, tôm, cá cơm, ruốc… được ngư dân đưa lên bờ xếp hàng để bán cho thương lái. Ông Võ Quốc Hai, Chủ tịch Hiệp Hội nghề cá xã Duy Hải, cho biết, hiện giá cá cơm đang rất cao, 15-17 triệu đồng/tấn. Tàu đánh bắt cách bờ 15 hải lý, mỗi tàu đi 8-10 người, thu về khoảng 2-4 tấn cá cơm. Ngoài ra, năm nay biển gần bờ cũng được mùa ruốc, giá đang rất cao, dao động từ 60.000 - 80.000 đồng/kg ruốc khô.

Trở vào làng biển các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, ngư dân đánh bắt gần bờ cũng đang trúng những đàn cá chuồn bay, cá cơm, ruốc biển, cá hố… Buổi sáng một ngày đầu tháng 4, nghe bạn tàu ở ngoài biển gọi điện thoại báo, phát hiện nhiều bầy cá chuồn, cha con lão ngư Trần Minh Sơn (63 tuổi, ở xã bán đảo Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) liền khiêng lưới chuồn ra biển săn cá. Ngư dân Sơn nói: “Cá chuồn bay đang có giá khá cao 100.000 đồng/két, với mỗi két 12-15kg. Có ngày mỗi tàu ra khơi trúng mẻ bắt được 30-50 két, thu về 3-5 triệu đồng”.

Tại mũi biển Đề Gi, ngư dân Nguyễn Hữu Bông (52 tuổi, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát) phấn khởi: “Biển gần bờ đang vào vụ cá cơm nên anh em tranh thủ ra khơi từ đêm đến sáng thì về lại cảng. Cá cơm tiêu thụ nội địa nên không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Mỗi két có giá từ 300.000 - 500.000 đồng. Mỗi tàu ra khơi một đêm đánh bắt có thể thu được 3-4 tấn cá, có tàu trúng hơn, thu được 5-6 tấn cá, kiếm được 40-50 triệu đồng…”.

Chủ động cách ly

Trong khi nghề đánh bắt cá gần bờ ăn nên làm ra thì nghề cá xa bờ lại đang gặp khó khăn vì giá hải sản xuất khẩu giảm. Mặc dù giá thấp nhưng các ngư dân vẫn nỗ lực vươn khơi bám biển. Ngư dân miền Trung ra khơi với tâm lý rất chủ động, vừa đánh bắt vừa tự cách ly ngoài biển. Có mặt tại cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh), nhiều tàu cá của ngư dân trên khoang chở đầy các loại hải sản tươi rói đang vào cảng. Trên bến cảng, thương lái và người dân địa phương chờ sẵn để thu mua. Cán bộ, chiến sĩ biên phòng thường xuyên đến dặn dò đeo khẩu trang và đứng cách xa nhau để phòng dịch.

Đang loay hoay sửa lại ngư lưới cụ để ra khơi, ngư dân Nguyễn Văn Tuấn (48 tuổi, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) chia sẻ, tàu của ông đánh bắt xa bờ trên 100 hải lý, trên tàu có 7 lao động, sáng sớm 2-4 tàu vừa vào cập cảng Cửa Sót. “Quá trình đánh bắt trên biển, anh em thuyền viên vẫn duy trì việc đeo khẩu trang y tế và các biện pháp phòng dịch. Sau mỗi chuyến, khi về cập bến thì chủ động khai báo y tế, tự nguyện cách ly, hạn chế tụ tập đợi đến lúc ra biển trở lại”, ngư dân Tuấn chia sẻ.

Vừa cập cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), tàu QNg-96427TS của ngư dân Nguyễn Văn Danh (xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) bổ sung lương thực, đá lạnh và nhu yếu phẩm để ra biển đánh bắt tiếp. Ngư dân Danh vui vẻ: “Cả một tháng nay, tôi đánh bắt suốt ngoài biển, chưa về đến bờ để gặp vợ con. Chúng tôi đánh bắt ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, mỗi chuyến đi 15-20 ngày. Khi đầy cá thì vào cảng Sa Kỳ bán. Bán xong thì tiếp đá lạnh, nhiên liệu, nhu yếu phẩm tiếp tục ra khơi. Đang mùa dịch bệnh, anh em hầu như không lên bờ và tự cách ly trên biển luôn”.

Ông Phạm Huy Hoàng, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi thừa nhận, những ngư dân đánh bắt biển xa, việc cách ly để phòng chống dịch Covid-19 khá an toàn. Bởi mỗi chuyến đánh bắt của họ kéo dài từ 20-25 ngày, khi về cảng lại đi tiếp chứ không về nhà nên xem như họ tự cách ly với đất liền, biệt lập giữa biển. Tại cảng cá Sa Kỳ, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cũng lập một chốt trực 24/24 giờ để kiểm tra y tế, đo thân nhiệt các thuyền viên lên bờ.

Tương tự, tại cảng cá Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), đơn vị chức năng cũng tiến hành kiểm dịch rất nghiêm ngặt từ phao số 0 trở vào đối với các tàu cá ngoài tỉnh và tàu hàng. Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, hiện tỉnh đang có 3.100 tàu buông khơi sắp trở về bờ (trong đó, có 1.800 tàu trở về Bình Định, còn lại trở về các cảng ngoài tỉnh).

Sài Gòn Giải Phóng
Đăng ngày 15/04/2020
NHÓM PV
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:40 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 00:40 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 00:40 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 00:40 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 00:40 30/11/2024
Some text some message..