Mô hình nuôi cá lóc trong bể bạt hiệu quả ở An Giang

Chỉ cần tận dụng diện tích nhỏ quanh nhà (khoảng 75m2), người dân đã có thể triển khai mô hình nuôi cá lóc trong bể bạt. Ngoài yếu tố thuận tiện trong khâu cho ăn, chăm sóc, dễ kiểm soát dịch bệnh, mô hình này còn mang lại năng suất cao hơn 50% so với nuôi cá lóc thông thường.

Mô hình nuôi cá lóc trong bể bạt hiệu quả ở An Giang
Thu hoạch cá lóc nuôi trong bể bạt. Ảnh: Trung tâm Giống thủy sản An Giang

Nông dân nhiệt tình hưởng ứng

Được sự hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học trung ương, vốn đối ứng từ người dân, từ tháng 8-2017 đến tháng 7-2019, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã triển khai Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá lóc trong bể bạt và nuôi lươn thương phẩm không bùn mật độ cao tại tỉnh An Giang”. Trong đó mô hình nuôi cá lóc trong bể bạt được chuyển giao công nghệ từ Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ), do PGS.TS Dương Nhựt Long (Trưởng bộ môn) trực tiếp phụ trách.

ThS Tăng Hoàng Vinh, Phó Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản An Giang (Chủ nhiệm dự án), cho biết, sau khi khảo sát địa điểm, đánh giá điều kiện nuôi, đơn vị đã chọn 9 hộ dân ở ấp Phước Mỹ (xã Phước Hưng, An Phú) triển khai mô hình với tổng diện tích 750m2. Trong đó có 6 hộ thả nuôi 75m2/hộ là: Nguyễn Văn Kha, Nguyễn Thị Cà, Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Hữu Phước, Trần Chí Hiếu, Nguyễn Thị Y. Riêng hộ Phạm Thị Kim Xoàn thả nuôi 50m2, Trương Thị Ngọc Tròn nuôi 100m2, còn hộ Lê Văn Lời nuôi 150m2. “Các nông hộ tham gia đều đồng thuận với dự án, thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật” - ông Vinh nhận xét.

Theo ông Vinh, tất cả 9 điểm nuôi đều có hệ thống cấp và thoát nước riêng nhằm đảm bảo chất lượng nước tốt, hạn chế dịch bệnh. Các hộ tuân thủ mật độ thả nuôi 100 con/m2, nước nuôi cá được thay 2 lần/ngày, dùng thức ăn công nghiệp (28-40% đạm). Sau 5 tháng nuôi, trọng lượng bình quân của cá đạt khoảng 500gr/con, tỷ lệ sống từ 52-72%, sản lượng 2,5-2,7 tấn/bể (75m2), năng suất từ 33 - 36kg/m2, lợi nhuận từ 15,8-24,3 triệu đồng/75m2. “Việc nuôi cá lóc trong bể bạt có nhiều ưu điểm như: chủ động được nguồn nước cấp và thoát cho hệ thống nuôi, quản lý dịch bệnh dễ dàng, thức ăn thuận tiện. Các hộ nuôi đều có lợi nhuận tương đối khá nên họ rất thích mô hình nuôi này” - ông Vinh đánh giá.

Có thể nhân rộng

ThS Tăng Hoàng Vinh cho biết, trước khi triển khai mô hình nuôi thực tế, Trường Đại học Cần Thơ đã trực tiếp đào tạo cho 20 học viên là cán bộ kỹ thuật và kỹ thuật viên của Trung tâm Giống thủy sản An Giang thành thạo về kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể bạt đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Đồng thời, hướng dẫn thực hành thiết kế xây dựng bể lót bạt, ghi chép nhật ký, chọn giống, vận chuyển và xử lý con giống trước khi thả, cách cho ăn và theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá, cách định lượng thức ăn cho phù hợp, sử dụng các bộ test đo yếu tố môi trường và cách xử lý, hướng dẫn xem mẫu cá lóc bệnh và cách xử lý. Những kỹ thuật nuôi này sau đó được Trung tâm Giống thủy sản An Giang tập huấn cho 50 nông dân tại huyện An Phú.

Theo ông Vinh, kết quả thu hoạch ở các điểm nuôi của dự án thể hiện được mức độ thành công rất lớn từ việc ứng dụng quy trình công nghệ nuôi cá lóc theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm (Trường Đại học Cần Thơ). Năng suất thu hoạch cá cao hơn 50% so với trước đây, góp phần cải thiện thu nhập của người dân nên bà con rất phấn khởi. Mặt khác, nguồn nước thải từ mô hình nuôi được sử dụng để tưới cho lúa và hoa màu, góp phần giảm thiểu chi phí phân bón trong canh tác. Thấy được hiệu quả này, nông dân tỏ ra yên tâm hơn khi ứng dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất, tạo được niềm tin cho nông hộ.

ThS Vinh cho rằng, xu hướng phát triển nuôi thủy sản theo hướng an toàn dần được nhân rộng trong những năm gần đây, đặc biệt tại An Giang đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi thủy sản theo hướng an toàn thực phẩm trên một số đối tượng thủy sản như: lươn đồng, cá lóc, cá thát lát cườm… góp phần nâng cao giá trị thủy sản. Đối với cá lóc, điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước hiện khá thuận lợi, có thể nhân rộng mô hình nuôi trong bể bạt gắn kết với đầu ra là các kênh tiêu thụ cá tươi, sản xuất khô cá lóc. “Tuy nhiên, để mô hình phát triển bền vững, cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp về phát triển vùng nuôi tập trung, thị trường tiêu thụ, hệ thống sơ chế, bảo quản và chế biến” - ông Vinh đề xuất.

“Mô hình nuôi cá lóc trong bể bạt theo hướng an toàn thực phẩm giúp người dân tận dụng và khai thác hiệu quả diện tích đất trống xung quanh nhà. Đây là hệ thống nuôi có chi phí đầu tư thấp nhất trong các hệ thống nuôi thủy sản hiện nay tại An Giang, góp phần tăng thu nhập đáng kể cho nông hộ” - ThS Tăng Hoàng Vinh đánh giá

Báo An Giang
Đăng ngày 03/08/2019
Ngô Chuẩn
Nuôi trồng

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 11:11 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 14:29 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 14:29 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 14:29 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 14:29 15/01/2025

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:29 15/01/2025
Some text some message..