Mô hình nuôi ếch thương phẩm an toàn sinh học

Xã Tân Hòa Thành, Huyện Tân Phước, Tỉnh Tiền Giang là xã điểm xây dựng nông thôn mới, vì vậy, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Nhiều giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất, đã góp phần phát triển sản xuất, tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo.

Mô hình nuôi ếch

Trong năm 2013, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang, Trạm Khuyến nông Tân Phước đã tổ chức thực hiện mô hình trình diễn Nuôi thương phẩm ếch Thái Lan an toàn sinh học. Nông hộ được chọn thực hiện mô hình là ông Đỗ Văn Oanh ở ấp 4 của xã Tân Hòa Thành. Với quy mô 4.000 con giống/100m2 vèo và kinh phí hỗ trợ là 3.700.000 đồng. Trước khi thực hiện mô hình, ông Oanh được tham dự tập huấn về kỹ thuật nuôi và tham quan mô hình nuôi ở địa phương khác. Ngoài ra trong quá trình thực hiện, cán bộ kỹ thuật, khuyến nông viên và người nuôi phối hợp chặt chẽ, thống nhất về các giải pháp kỹ thuật và biện pháp thực hiện.

Để dễ phân cỡ ếch, hạn chế tình trạng cắn nhau, ếch được thả trên 3 vèo riêng biệt, gồm 2 vèo có kích thước dài 6m x rộng 5m x cao 2m và 1 vèo có kích thước dài 8m x rộng 5m x cao 2m. Một số thông số và biện pháp kỹ thuật của mô hình:

- Mật độ nuôi: 40 con/m2

- Giống sạch bệnh, cỡ 5 - 8g/con,.

- Sử dụng thức viên có độ đạm trên 25%.

- Áp dụng quy trình nuôi sạch, sử dụng chế phẩm men vi sinh trong quản lý môi trường nuôi và sát trùng định kỳ bằng Iodine.
- Định kỳ kiểm tra về tăng trưởng, tỷ lệ sống các yếu tố pH, t°... 1 lần/tuần.

Sau 4 tháng nuôi, ếch thương phẩm đạt được tỷ lệ sống 85%, cỡ thu hoạch 5 con/kg. Hệ số thức ăn: 1,1. Năng suất: 6,8kg/m2.
Mô hình có tổng chi phí 14.700.000 đồng, sản lượng thu 680kg, giá bán 27.000 đồng/kg, tổng thu 18.360.000 đồng, lợi nhuận là 3.660.000 đồng.

Dù giá bán ếch thương phẩm không cao nhưng mô hình vẫn có lợi nhuận, giúp cho ông Oanh tự tin thả ếch giống vụ tiếp theo. Ngoài ra ông còn hướng dẫn thêm cho 2 hộ dân lân cận thực hiện theo mô hình nuôi của ông.

Đây là mô hình định hướng cho người nuôi về kỹ thuật nuôi sạch, nuôi an toàn, không sử dụng hóa chất nhằm tạo ra sản phẩm đảm bảo an tòan chất lượng. Mô hình cũng đã góp phần đa dạng giống loài thủy sản nuôi ở địa phương. Qua thành công của mô hình, tạo điều kiện để Trạm Khuyến nông Tân Phước kết hợp với các đoàn thể… để tổ chức hội thảo, tổng kết đánh giá; qua đó người dân ở địa phương “mắt thấy tai nghe” về mạnh dạn áp dụng sản xuất gia đình mình, là điểm tham quan tốt cho nông dân các xã lân cận trong địa bàn huyện, tỉnh. 

Tiền Giang, 08/11/2015
Đăng ngày 09/11/2015
Ngọc Thảo – Trạm KN Tân Phước
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 11:15 11/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 10:16 11/09/2024

Ruột tôm có dấu hiệu xoắn

Quan sát và đánh giá sức khỏe của tôm thông qua các dấu hiệu bên ngoài và nội tạng là rất quan trọng.

Ruột tôm
• 11:17 10/09/2024

Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm

Bón vôi cho ao nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng để duy trì chất lượng nước, ổn định pH, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, vào ngày mưa, quá trình bón vôi cần được thực hiện cẩn thận hơn để đảm bảo hiệu quả và tránh gây hại cho tôm.

Trộn vôi
• 10:12 09/09/2024

Liệu pháp kháng vi-rút đầy hứa hẹn chống lại vi-rút đốm trắng

Coumarin, có trong tự nhiên ở nhiều loại thực vật và nổi tiếng với nhiều tác dụng sinh học đa dạng, được biết đến như những tác nhân cải tiến có ái lực và tính đặc hiệu đối với các mục tiêu phân tử khác nhau trong hoạt động kháng vi-rút (Hu et al., 2024, Qin et al., 2020).

Tôm thẻ chân trắng
• 02:32 13/09/2024

Nuôi tôm an toàn sinh học với chuỗi giá trị khép kín và không kháng sinh

Tập đoàn Việt Úc đang nỗ lực cải thiện chất lượng tôm Việt Nam bằng cách tránh sử dụng kháng sinh. Nghiên cứu của họ đã chứng minh tính hiệu quả trong nhiều năm qua.

Tôm thẻ
• 02:32 13/09/2024

Người dân thiệt hại nặng nề khi bão đi qua

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đất liền, gây nhiều thiệt hại đến nuôi thủy sản cho nhiều tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc. Các cơn gió mạnh, sóng lớn và mưa lớn kéo dài đã tàn phá nặng nề các cơ sở nuôi trồng thủy sản, gây ra những hậu quả khôn lường.

Tàu thuyền
• 02:32 13/09/2024

Sự bùng phát của bệnh Herpesvirus Koi năm 2024

Bệnh herpesvirus Koi (KHV) là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu. Năm 2024, bệnh này đã bùng phát mạnh mẽ tại nhiều khu vực, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi cá koi và cá chép.

Cá Koi
• 02:32 13/09/2024

Giảm lượng khí độc khi mưa kéo dài

Mưa lớn và liên tục không chỉ làm giảm độ mặn của nước mà còn có thể dẫn đến tích tụ khí độc trong ao nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả là cần thiết để giảm thiểu rủi ro này.

Ao nuôi
• 02:32 13/09/2024
Some text some message..