Mỹ nâng thuế chống bán phá giá tôm Ấn Độ lên 2,34%

Bộ Thương mại Mỹ (DoC) vừa nâng thuế chống bán phá giá đối với tôm Ấn Độ từ 0,84% lên 2,34% theo kết quả sơ bộ đợt rà soát hành chính năm 2016 – 2017 của cơ quan này.

Mỹ nâng thuế chống bán phá giá tôm Ấn Độ lên 2,34%
Ảnh minh họa: ALGE
Đợt rà soát hành chính này báo cáo rằng các nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ đã bán dưới giá thông thường các mặt hàng tôm sang thị trường Mỹ trong năm rà soát và là đối tượng của thuế chống bán phá giá. Quyết định này sẽ không tác động đến xuất khẩu tôm của Ấn Độ trừ khi có kết quả cuối cùng của đợt rà soát, dự kiến trong 120 ngày sau báo cáo sơ bộ, được chấp thuận bởi DoC.

Ấn Độ là nước xuất khẩu tôm lớn nhất sang thị trường Mỹ trong năm 2017, với thị phần 32% sau khi một loạt các nhà sản xuất tôm tại châu Á, như Thái Lan, chịu thiệt hại do dịch bệnh. Thuế chống bán phá giá được tính toán sau khi khảo sát riêng lẻ bắt buộc 2 trong số gần 231 nhà xuất khẩu Ấn Độ. Thuế chống bán phá giá lên tôm từ Việt Nam áp ở mức 25,39% trong năm rà soát trên. Các nhà xuất khẩu thủy sản trả một khoản đặt cọc tiền mặt dựa trên kết quả rà soát hành chính và mức thuế chính phủ Mỹ tính toán trong đợt rà soát này. DoC tiến hành các rà soát như vậy theo định kỳ để cập nhật và đánh giá các mức thuế. Chính phủ áp thuế chống bán phá giá lên tôm nước ấm đông lạnh của Ấn Độ từ năm 2004 và cho rằng tôm Ấn Độ gây thiệt hại cho nông dân sản xuất tôm tại Mỹ.

Liên minh Các ngành tôm vùng vịnh (COGSI), hiệp hội của các nông dân nuôi tôm, đang chống lại các hoạt động nhập khẩu tôm nuôi vào Mỹ, cáo buộc rằng tôm nhập khẩu có giá thấp giả tạo, gây áp lực giảm giá nội địa, suy yếu doanh số tôm nội địa, hủy hoại các cơ hội việc làm và làm mất đi toàn bộ biên lợi nhuận của các nhà sản xuất nội địa.

Tác động của thuế chống bán phá giá từ năm 2004 là rất lớn đối với xuất khẩu tôm của Ấn Độ. Số công ty xuất khẩu tôm của Ấn Độ sang thị trường Mỹ giảm từ 228 xuống còn chưa đầy 75 vào thời điểm áp thuế chống bán phá giá. Hiện mức thuế áp cho tôm nhập khẩu từ Ấn Độ là 0,84%. Trong vài năm qua, xuất khẩu tôm Ấn Độ bù đắp được thiệt hại do thuế chống bán phá giá tại Mỹ từ năm 2004 nhờ sản xuất tôm thẻ, vốn rẻ hơn so với tôm sú truyền thống.

Năm 2016-17, Ấn Độ đã xuất khẩu 134.948 tấn thủy sản, chủ yếu là tôm đông lạnh và cá đông lạnh, sang thị trường Mỹ. Xuất khẩu thủy sản Ấn Độ trong năm tài khóa 2017-18 dự báo vượt 6 tỷ USD, chủ yếu nhờ tăng trưởng nuôi trồng, tăng công suất thiết kế và các điều kiện thị trường thuận lợi.
Financial Express
Đăng ngày 14/03/2018
Gappingworld
Thế giới

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 12:02 17/09/2024

Tôm Indonesia: Tính cạnh tranh vượt trội và cơ hội chinh phục thị trường toàn cầu

Tôm Indonesia đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng trên thị trường thủy sản toàn cầu, nhờ vào chất lượng tự nhiên vượt trội và sự tăng trưởng ổn định trong sản lượng.

Trại tôm
• 14:00 10/09/2024

Ngành tôm Ấn Độ mất 500 triệu đô la vì lệnh cấm của Hoa Kỳ

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu chủ chốt, áp đặt lệnh cấm đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ quốc gia này.

Tôm thẻ
• 11:10 09/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 10:07 06/09/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 01:00 08/10/2024

Loài tảo biển mới đặc hữu của Việt Nam

Các chuyên gia của Việt Nam và Nga đã phát hiện và mô tả một loài tảo mới thuộc chi Mallomonas, phân ngành Ouradiotae (Chrysophyceae, Synurales) dựa trên các mẫu vật thu thập được từ sáu địa điểm thuộc bốn tỉnh của Việt Nam.

Mallomonas doanii sp. nov.
• 01:00 08/10/2024

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 01:00 08/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 01:00 08/10/2024

Xuất khẩu 9 tháng tăng 8,5% và tín hiệu sản phẩm chế biến

Tháng 9 gặp bão lụt lớn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn giữ được đà tăng trưởng để kim ngạch 9 tháng đầu năm 2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, rõ thêm tín hiệu tốt từ sản phẩm chế biến.

Tôm thẻ
• 01:00 08/10/2024
Some text some message..