Ngành nuôi tôm toàn cầu thay đổi theo hướng sản xuất tôm nhỏ hơn

Trong Hội nghị Lãnh đạo Nuôi trồng thuỷ sản (GOAL) ở Dublin, Ai-len, Jennifer Wandler, Giám đốc hải sản của US Foods cho biết: “Những người Mỹ chúng tôi ưa thích tôm lớn”. Vấn đề là người nuôi tôm khắp thế giới đang sản xuất ít tôm loại này hơn.

Ngành nuôi tôm toàn cầu thay đổi theo hướng sản xuất tôm nhỏ hơn
Người Mỹ ưa thích tôm lớn. Ảnh minh họa: D.Phong

Theo khảo sát của Hiệp hội nuôi trồng thuỷ sản toàn cầu (GAA), trình bày tại Hội nghị GOAL, năm nay, khoảng 2/3 sản lượng tôm nuôi toàn cầu dự kiến ​​sẽ là tôm kích cỡ 40 con/kg hoặc nhỏ hơn. Để so sánh, chỉ một nửa số tôm nuôi toàn cầu được sản xuất có kích cỡ này trong năm 2010.

Việc chuyển sang sản xuất tôm nhỏ hơn là do người nuôi tôm thu hoạch ao tôm sớm hơn, có thể là do các rủi ro dịch bệnh gia tăng. Tại một số vùng của Trung Quốc, người nuôi tôm thu hoạch tôm rất sớm nên tôm có thể nhỏ hơn kích cỡ 200 con/kg.

Theo cuộc khảo sát của GAA, năm nay dịch bệnh đứng đầu trong số các mối quan tâm trong ngành tôm.

Tại Hội nghị GOAL, theo số liệu của Jim Anderson, Giáo sư tại Đại học Florida, số lượng tôm nuôi kích cỡ rất nhỏ - khoảng 60 con/kg hoặc nhỏ hơn - cũng đã tăng lên đáng kể. Trong năm 2010, chỉ có 14% tôm thuộc kích cỡ này; vào năm 2017, con số dự kiến ​​ sẽ là 30%.

Đối với các nhà nhập khẩu Mỹ, xu hướng này có thể đáng lo ngại; hơn 70% tôm nhập khẩu của nước này là kích cỡ 40 con/kg hoặc lớn hơn và hơn một nửa là 30 con/kg hoặc lớn hơn.

Nhìn chung, Châu Á có thể là nguồn tìm kiếm tôm lớn khó khăn nhất; 70% sản lượng tôm trong vùng là tôm cỡ 40 con/kg hoặc nhỏ hơn. So với ở châu Mỹ, chỉ 40% sản lượng tôm được sản xuất là tôm cỡ 40 con/kg hoặc nhỏ hơn.

Đối với các sản phẩm tôm, trung bình Châu Á cung cấp nhiều sản phẩm tôm tươi, còn nguyên đầu và tôm bỏ đầu, bóc vỏ, nấu chín và tôm tẩm bột. Ngược lại, hơn một nửa sản lượng ở châu Mỹ là tôm tươi, còn nguyên đầu.

Anderson cho biết: “Trong nhiều năm, sản lượng tôm tươi, còn nguyên đầu cho các thị trường châu Âu và châu Á đang có xu hướng tăng lên ở Ecuador”. Theo cuộc khảo sát, trong tương lai, châu Mỹ dự kiến sẽ sản xuất thêm nhiều tôm tươi, còn nguyên đầu trong khi châu Á dự kiến ​​sản xuất ít hơn.

TCTS
Đăng ngày 16/10/2017
HNN (Theo undercurrentnews)
Chế biến

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 10:27 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 10:27 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 10:27 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 10:27 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 10:27 27/04/2024