Ngành thủy sản phải làm gì để giảm phát thải nhà kính

Ngành thủy sản bao gồm các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản và chế biến-xuất khẩu thủy sản.

Tôm thẻ
Giảm phát thải nhà kính đặc biệt là nuôi trồng thủy sản

Hiện nay các hoạt động này đã góp phần vào nâng cao thu nhập của người dân và gia tăng GDP của cả nước. Tuy nhiên hoạt động này cũng góp phần dẫn đến phát thải nhà kính. Cùng hưởng ứng với các lĩnh vực khác trong vấn đề giảm phát thải nhà kính thì ngành thủy sản cũng hành động, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản.

Khí thải nhà kính trong thủy sản

Trong lĩnh vực nông nghiệp có 3 loại khí thải nhà kính chủ yếu là khí các-bô-nic (CO2), khí mê-tan (CH4) và khí ô-xít-nitơ (N2O) và làm gia tăng tác động của biến đổi khí hậu. Trong nuôi trồng thủy sản có 2 nguồn gây ra phát thải nhà kính chính là: 

Phát thái từ thức ăn: Trong nuôi trồng thủy sản thức ăn dư thừa và các vi sinh vật có hại đóng vai trò chính gây nên khí thải nhà kính và dịch bệnh trên tôm nuôi. Lượng thức ăn công nghiệp được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản (tôm, cá) ngày càng lớn kéo theo sự gia tăng chất thải ra môi trường nước.

Một số nguồn thải chính như nước thải từ nguồn thức ăn dư thừa (thức ăn trong nuôi tôm, cá chiếm hơn 50% tổng chi phí sản xuất, tuy nhiên chỉ có khoảng 25-30% chất dinh dưỡng của thức ăn được chuyển đổi thành các sản phẩm tô, cá, và khoảng 70-75% lượng dinh dưỡng còn lại sẽ được thải ra môi trường nuôi), phân và các chất bài tiết của tôm; bùn thải chứa các loại hóa chất, thuốc kháng sinh tích tụ và tồn lưu cho môi trường. 

Phát thải từ việc sử dụng nhiên liệu trong quá trình sản xuất: Sử dụng điện và dầu từ các thiết bị vận hành quá trình sản xuất (vận hành máy bơm, máy sục 

Chiến lược giảm phát thải khí nhà kính

Trong nhiều năm qua, trên thế giới và trong nước có nhiều công trình nghiên cứu cải tiến công nghệ trong nuôi trồng thủy sản và cũng tập trung nghiên cứu để giảm tối đa lượng phát thải khí nhà kính, chất thải hữu cơ trong môi trường ao nuôi. Việt Nam đã có những nỗ lực thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, nghiên cứu và triển khai các hành động để phát thải nhà kính đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050”.

Đồng thời cũng tham gia cam kết giảm 30% lượng phát thải khí mê-tan (CH4) vào năm 2030 so với mức phát thải năm 2020. Việt Nam là nước đang phát triển đầu tiên tham gia Thỏa thuận này. 

Việc thực hiện giảm phát thải nhà kính cần có sự hỗ trợ kinh phí rất lớn từ chính phủ và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Chi phí giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp và chất thải xác định hiện tại được định lượng thông qua các phương pháp mô hình hóa dẫn đến “chi phí giảm thải” của các công nghệ khác nhau. Các chi phí này được ước tính là chi phí âm, thấp hoặc hợp lý đối với một số công nghệ và phương pháp, nhưng cao hơn đối với các công nghệ khác (MONRE, 2015).

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản được liệt vào nhóm các kỹ thuật nông nghiệp bổ sung có tiềm năng lớn nhưng chi phí cao hơn:

- Tăng cường sử dụng khí sinh học (A1).

- Tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp (A8).

- Sử dụng than sinh học (A4, A10).

- Cải thiện chất lượng và dịch vụ nuôi trồng thủy sản, như nguyên liệu đầu vào và thức ăn (A12).

- Cải tiến công nghệ nuôi trồng thủy sản và xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản (A13).

- Cải tiến công nghệ chế biến thực phẩm và xử lý chất thải trong chế biến thủy sản (A15).

Giải pháp

Ứng dụng các thiết bị vận hành hệ thống ao nuôi giảm tiêu thụ năng lượng và đảm bảo nhu cầu oxy cho tôm bằng cách: i) thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống quạt nước hợp lý ii) ứng dụng hộp giảm tốc và con lăn để giảm tiêu thụ điện năng, iii) sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời trong sản xuất.

Điện năng lượng mặt trời

Ứng dụng các thiết bị vận hành hệ thống ao nuôi nhằm giảm tiêu thụ năng lượng

Một giải pháp tiềm năng nằm ở vi khuẩn tiêu thụ khí mê-tan được gọi là sinh vật dị dưỡng. Những vi khuẩn này có thể được phát triển trong một lò phản ứng sinh học được làm lạnh, chứa đầy nước, được cung cấp khí mê-tan, oxy và các chất dinh dưỡng như nitơ, phốt pho và các kim loại vi lượng. Sinh khối giàu protein có thể được sử dụng làm bột cá trong thức ăn nuôi trồng thủy sản, bù đắp nhu cầu bột cá làm từ cá nhỏ hoặc thức ăn từ thực vật cần đất, nước và phân bón.

Ngành công nghiệp chăn nuôi, đặc biệt trong nuôi trồng thủy sản cũng hướng đến sử dụng rong biển là một lựa chọn để giảm phát thải khí mê-tan.

Đồng thời, áp dụng kỹ thuật nuôi và tái sử dụng lại phú nhưỡng trong ao nuôi để hạn chế việc tạo khí phát thải nhà kính. Kết quả từ nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình góp phần nuôi thủy sản bền vững.

Đăng ngày 03/11/2023
Hồng Huyền @hong-huyen
Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Các tỉnh ven biển chủ động phòng tránh thiên tai sạt lở

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với những tác động ngày càng rõ rệt của biến đổi khí hậu.

Ven biển
• 10:51 15/04/2025

Có nên áp dụng cơ chế thưởng cho người báo tin xả rác giống như xuyệt điện thủy sản?

Trong bối cảnh bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng, việc xử lý các hành vi vi phạm môi trường như xả rác bừa bãi đang trở thành một thách thức lớn. Một trong những giải pháp được nhiều địa phương triển khai để khuyến khích người dân tham gia giám sát, tố giác vi phạm là cơ chế khen thưởng cho người báo tin, đặc biệt là những hành vi xả rác. Liệu cơ chế này có thể áp dụng hiệu quả như mô hình "treo thưởng" chống xuyệt điện thủy sản tại Cà Mau?

• 10:16 08/04/2025

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại là một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động nuôi trồng thủy sản đối với hệ sinh thái xung quanh, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với các vấn đề môi trường như ô nhiễm nước, suy giảm chất lượng đất và khí thải, việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và các biện pháp bảo vệ môi trường là rất cần thiết.

Nước thải
• 09:00 07/04/2025

Phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng

Nuôi tôm nước lợ đang sử dụng và thải ra lượng rác nhựa rất lớn, trở thành vấn đề cấp bách phải giải quyết để bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Nhằm hỗ trợ việc giải quyết, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vừa nghiên cứu phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng, đưa ra khuyến nghị “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế” (3R).

Rác thải nhựa
• 09:00 05/04/2025

Cảng biển An Thới – Nhịp sống sớm mai đậm đà hơi thở biển Phú Quốc

Khi mặt trời vừa ló rạng nơi đường chân trời, cảng biển An Thới – một trong những cảng nhộn nhịp và đặc trưng nhất của Phú Quốc – đã bắt đầu sôi động. Không cần nhiều dụng cụ, đôi khi chỉ với một tấm lưới nhỏ, người dân nơi đây đã có thể kéo lên những mẻ cá tươi rói, lấp lánh trong nắng sớm như những món quà của biển cả dành cho cư dân đảo.

Cảng biển
• 05:35 19/04/2025

Một số loài nấm dễ xuất hiện trong ao nuôi

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng quen với những “hung thần” như vi khuẩn Vibrio, khí độc NH₃, NO₂ hay tảo độc bùng phát. Nhưng ít ai chú ý đến một nhóm “sát thủ thầm lặng” khác – nấm thủy sinh.

Nấm ở ao nuôi
• 05:35 19/04/2025

Phòng chống dịch bệnh thủy sản trong mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang đến gần, kéo theo nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh trên thủy sản, đặc biệt là tôm, cá nuôi nước ngọt và nước lợ. Để đảm bảo năng suất và chất lượng, người nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời và hiệu quả.

Ao tôm
• 05:35 19/04/2025

Cá thủy tinh: Vẻ đẹp trong suốt từ thế giới dưới nước

Trong vô số loài cá cảnh đang làm mưa làm gió trên thị trường, cá thủy tinh (Glassfish) nổi bật như một viên ngọc trai trong suốt giữa đại dương sắc màu.

Cá thủy tinh
• 05:35 19/04/2025

Thủy sản quý 1, trọng tâm quý 2 và nhiệm vụ Chính phủ giao năm 2025

Với kết quả của ngành thủy sản trong quý 1, Bộ NN&MT đề ra nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm quý 2, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu được Chính phủ giao để hoàn thành trong năm 2025.

Tôm
• 05:35 19/04/2025
Some text some message..