Nghệ An: Người nuôi lãi cao từ tôm càng xanh

Nhiều ngày nay, anh Phan Đình Thịnh ở xóm Thanh Hồ, xã Thanh Hưng, huyện Thanh Chương rất vui mừng, bởi lần đầu tiên anh thực hiện thành công mô hình nuôi tôm càng xanh.

Nghệ An: Người nuôi lãi cao từ tôm càng xanh
Tôm càng xanh mở hướng đi mới cho người dân Thanh Chương trong phát triển kinh tế.

Với diện tích 3 sào mặt nước, gia đình anh đã mạnh dạn đầu tư 20 triệu đồng để mua 10 vạn con tôm giống từ Càu Mau về nuôi. Sau 4 tháng, tôm cho thu hoạch với số tiền thu được 70 triệu đồng, trừ các khoản chi phí gia đình anh thu lãi 40 triệu đồng chưa kể khoản thu từ việc nuôi cá kết hợp.

Anh Thịnh cho biết thêm: “Nuôi tôm có hiệu quả cao hơn nhiều so với nuôi cá, nhu cầu lớn không đủ để đáp ứng. Thời gian tới, gia đình tiếp tục mở rộng diện tích nuôi”.

Cùng với gia đình anh Phan Đình Thịnh, nhận thấy hiệu quả của mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất hai lúa sau nhiều năm nuôi thử nghiệm, ông Trần Văn Hải đã mở rộng diện tích nuôi trên ruộng lúa với 1,5ha.

Theo ông hải, ưu điểm của việc nuôi tôm trên ruộng lúa đó không chỉ mang lại giá trị thu nhập cao mà còn góp phần hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng tính bền vững trong sản xuất. Sau 4 tháng nuôi trồng, đến nay gia đình ông đã có tôm thu hoạch. Loại to đạt 6 con/kg, loại trung bình từ 10-15 con/kg. Với giá bán bình quân 220.000 đồng/kg, gia đình ông đã thu về 235 triệu đồng, trừ các khoản chi phí còn lãi 100 triệu đồng, chưa kể tiền thu về từ 2 vụ lúa. Ông Hải khẳng định: “Mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa là hướng đi mới hiệu quả. Gia đình sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật cho ai muốn phát triển nghề nuôi tôm càng xanh”.

Trong những năm qua trên địa bàn huyện Thanh Chương nói chung và xã Thanh Hưng nói riêng, nghề nuôi trồng thủy hải sản đã có bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên các mô hình nuôi cá truyền thống cho hiệu quả không cao. Từ thực tế đó, năm 2017, Trạm khuyến nông huyện Thanh Chương đã tham mưu, tổ chức xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa tại xã Thanh Hưng. Sau 1 năm triển khai thực hiện, đến nay mô hình đã phát huy hiệu quả.

Ông Trần Đình Bình - Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện Thanh Chương cho biết: Sau thời gian triển khai xây dựng mô hình có hiệu quả ở xã Thanh Hưng, năm 2018, chúng tôi tiếp tục xây dựng mô hình ở xã Thanh Lĩnh. Qua quá trình triển khai thực hiện cho thấy đây là đối tượng nuôi mới nhưng nó phù hợp với điều kiện thời tiết của huyện Thanh Chương. Bên cạnh đó, kỹ thuật nuôi đơn giản nên mô hình cho hiệu quả cao.

Chia sẻ thêm, ông Phan Đình Dương - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Hưng nói: Việc con em xã đi làm nghề nuôi tôm ở các tỉnh Ninh Thuận, An Giang, Cà Mau là điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình tại địa phương. Bước đầu cho thấy, các mô hình cho hiệu quả cao. Ngoài tôm càng xanh, người dân đang thử nghiệm phát triển giống tôm thẻ chân trắng. Đây là loại tôm có thời gian nuôi ngắn nhưng hiệu quả kinh tế lại cao.

Việc phát triển nghề nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa và mặt ao ở Thanh Chương đã mở hướng đi mới hiệu quả cho người dân, góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích và khai thác có hiệu quả các chân ruộng trũng trên địa bàn huyện.

TH Nghệ An
Đăng ngày 13/12/2018
Hữu Thịnh
Nuôi trồng

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:46 05/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 10:00 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 09:55 04/12/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 07:59 06/12/2024

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:59 06/12/2024

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 07:59 06/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 07:59 06/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 07:59 06/12/2024
Some text some message..