Nghề nuôi cá lồng bè Vũng Tàu: Đổi đời nhờ nuôi thủy sản

Vượt qua cầu Chà Và, chúng tôi đến xã đảo Long Sơn (TP.Vũng Tàu), nơi có những người dân chân lấm tay bùn bỗng chốc đổi đời nhờ nghề nuôi cá lồng bè. Hai nhánh sông Chà Và và sông Rạng gắn với tên các loài thủy đặc sản như: hàu, cá bớp, cá chim, cá mú, cá chẽm, tôm kẹt, tôm hùm đã trở nên thân thuộc với người dân Long Sơn từ hàng chục năm qua...

nuoi ca long be
Bên nhánh sông Rạng bắt đầu xuất hiện nhiều bè nuôi cá của dân Long Sơn.

LẦN ĐẦU CẦM TRONG TAY BẠC TRIỆU

Niềm vui lộ rõ trên nét mặt tươi rói, ánh mắt sáng bừng của ông Nguyễn Văn Lộc (tổ 8, thôn 8) khi ông nhớ lại những vụ đầu tiên nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và. Trong ký ức của ông, việc nuôi cá, tôm, hàu trên dòng sông này chưa bao giờ dễ như bấy giờ. Ông cho biết, gia đình ông bắt đầu nuôi cá chẽm, cá bớp, cá mú từ năm 2007, lứa nuôi đầu tiên này ông thả khoảng 2.000 con với 5 lồng nuôi trên diện tích 300 m2. Không nhớ chính xác năm đó ông thu hoạch được bao nhiêu tấn cá, nhưng sau khi trừ các chi phí, ông bỏ túi được vài trăm triệu đồng, số tiền mà theo ông từ lúc cha sinh mẹ đẻ chưa bao giờ có được.

Gắn bó với dòng sông Chà Và từ khi còn bé, đến năm 2002 ông Nguyễn Văn Phúc (tổ 3, thôn 7) bắt đầu “làm ăn lớn” với nghề nuôi hàu trên diện tích 1ha mặt nước. Vụ đầu tiên ông Phúc thu hoạch được 70 tấn hàu, với giá 6.000 đồng/kg, thu được hơn 400 triệu đồng, cuộc sống của gia đình ông cũng nhờ đó mà dần đổi thay. Năm 2007, thấy mô hình nuôi cá lồng bè hiệu quả, ông Phúc bỏ vốn đầu tư nuôi 40 lồng trên diện tích 2.000m2, sản lượng thu hoạch hơn 20 tấn, lần này ông thu lãi hơn 200 triệu đồng.

Làm quen với nghề nuôi cá lồng bè hơn 5 năm nay, ông Nguyễn Văn An (thôn 6) cho biết, vụ đầu tiên ông nuôi thử 300 con bớp, nhưng không ngờ lúc thu hoạch lãi tới mấy chục triệu đồng. “Lúc bấy giờ, nuôi cá khỏe re, chỉ 8-9 tháng đã cho thu hoạch, cân nặng bình quân từ 7 -8 kg/con”, ông An vui vẻ kể lại. Bây giờ, ông An là người nuôi cá lồng bè lớn nhất xã Long Sơn với cả trăm bè cá lớn, nhỏ, sau khi trừ chi phí mỗi năm gia đình ông thu lợi từ 300 – 400 triệu đồng. “Làm nghề muối quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà vẫn thiếu trước hụt sau, nhờ chuyển sang nuôi cá lồng bè mà đời tui mới có dịp được cầm trong tay bạc triệu”, ông An tâm sự.

thu hoach ca long be
Thu hoạch cá lồng bè trên sông Chà Và.

LÀM GIÀU NHỜ SÔNG NƯỚC

Với lợi thế vị trí gần cửa biển, kín gió, môi trường nước trong lành, cửa sông Chà Và và sông Rạng đã trở thành nơi lý tưởng phát triển nghề nuôi cá lồng bè. Tuy nhiên, nghề này mới thực sự nở rộ và phát triển mạnh trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhất là sau khi tỉnh cho phép 20 doanh nghiệp Đài Loan vào đầu tư, khai thác, nuôi trồng thủy sản tại địa phương (năm 2000). Lúc đầu, bà con ngư dân địa phương chủ yếu làm công thuê cho các ông chủ nước ngoài. Sau thời gian làm thuê, nhiều người học được kỹ thuật, cách chăm sóc và kinh nghiệm nuôi thủy sản lồng bè. Năm 2006, sau cơn bão số 9, hàng trăm bè cá trên sông Chà Và, sông Rạng bị sập, các doanh nghiệp Đài Loan bị tổn thất nặng nề nên bỏ nuôi gần hết. Cũng từ đây, người dân Long Sơn bắt đầu tiếp quản mô hình nuôi cá lồng bè và làm chủ trên dòng sông của mình.

Ông Võ Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Long Sơn cho biết, trong 14.000 dân của xã Long Sơn thì có hơn 8.000 người chủ yếu sống dựa vào nguồn hải sản từ các con sông, còn lại sống bằng nghề làm muối và các nghề phụ khác. Trước đây, bà con ngư dân chủ yếu tận dụng các hòn đá, kè sông, chân cống tại các cửa biển để khai thác hàu trong tự nhiên. Còn các loại cá mú, cá chẽm, cá chim… cũng chủ yếu là đánh bắt từ cửa sông, cửa biển, nên cuộc sống cũng chỉ đủ ăn, thậm chí nhiều hộ rơi vào hoàn cảnh nghèo khó, con cái thất học.

Từ khi phát triển mạnh mô hình nuôi hàu, tôm, cá trên sông Chà Và, sông Rạng nghề nuôi trồng thủy sản ở cửa biển đã trở thành nghề chính của nhiều hộ dân ở Long Sơn. Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ chính dòng sông quê hương này, thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Vùng đất Long Sơn cũng bắt đầu thay da đổi thịt...

Theo thống kê của UBND xã Long Sơn, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã khoảng 3.000 ha, trong đó hơn 1000 ha nuôi cá lồng bè với hơn 130 hộ tham gia. Các loại thủy sản được nuôi trồng chủ yếu là: cá chẽm, cá chim, cá bớp, tôm hùm và tôm kẹt. Hàng năm, sản lượng nuôi trồng và khai thác đánh bắt ven bờ đạt khoảng hơn 4.000 tấn, giá trị kinh tế đạt hơn 100 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Với số lượng từ 20 – 100 lồng bè/hộ, nguồn lợi hải sản này giúp các hộ nuôi trồng thu nhập bình quân của từ 80 – 100 triệu đồng/năm.

Không những trở thành nơi cung cấp hàu và các loài thủy, hải sản với số lượng lớn của tỉnh, Long Sơn còn nổi tiếng bởi mô hình nhà hàng lồng bè nổi trên sông, mỗi ngày đón hàng trăm du khách từ các nơi về tham quan, ngắm cảnh, câu cá và thưởng thức hải sản. Hiện, có gần chục nhà hàng bè nổi nằm dọc theo con sông Chà Và và sông Rạng, mô hình du lịch này đang mang lại những tín hiệu đáng mừng cho xã đảo Long Sơn.

Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng ngày 03/10/2012
Nuôi trồng
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 14:19 02/06/2023

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 10:00 01/06/2023

Tiết lộ 12 lợi ích sinh thái tiềm năng của nuôi trồng thủy sản

Thật đáng tiếc khi phải nói rằng: “Nuôi trồng thủy sản là một trong những nguyên nhân gây đe dọa đến hệ sinh thái”. Tuy nhiên, nếu biết cách chúng ta cũng có thể tận dụng nuôi trồng thủy sản như một công cụ để làm chậm hoặc ngăn chặn và khôi phục các hệ sinh thái đã mất dần trong các thế kỷ qua.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:42 31/05/2023

Khởi nghiệp nuôi cá đặc sản tại huyện biên giới cho thu nhập cao

Mô hình khởi nghiệp nuôi cá lăng, cá chạch ao của anh Nguyễn Hoàng Anh Quốc ở xã Lộc Hiệp, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cá heo
• 14:02 30/05/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 02:03 03/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 02:03 03/06/2023

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 02:03 03/06/2023

Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
• 02:03 03/06/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 02:03 03/06/2023