Ngư dân còn chủ quan khi ra biển

*Nguy cơ cháy nổ tại âu thuyền trú bão Năm 2012 trên biển xảy ra 25 sự cố tàu thuyền do bão, áp thấp nhiệt đới làm chết 2 người, mất tích 3 người và 5 người bị thương nhưng ngư dân vẫn chủ quan khi ra biển.

tàu SAR của Đà Nẵng
Năm 2012, tàu SAR của Đà Nẵng MRCC cứu 13 tàu thuyền với 139 thuyền viên

Đó là kết luận của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCLB-TKCN) TP.Đà Nẵng tại Hội nghị tổng kết công tác PCLB-TKCN 2012 và triển khai nhiệm vụ 2013 vào sáng nay 24.7.

Ngoài ra, tai nạn trên biển còn làm 13 tàu cá hư hỏng, chìm… thiệt hại hơn 5 tỉ đồng.

Năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, BCH BĐBP TP.Đà Nẵng điều động 344 lượt cán bộ chiến sĩ, 11 tàu, 8 ca nô và 10 tàu cá ngư dân cứu hộ 18 phương tiện (169 lao động) bị nạn trên biển.

Trong năm 2012, Đài Thông tin duyên hải (TTDH) Đà Nẵng liên tục trực canh 24/24 giờ, tiếp nhận và xử lý trợ giúp cho 63 tàu cá cùng 396 ngư dân cùng 3 người nước ngoài bị tai nạn, cấp cứu, nối máy Trung tâm Cấp cứu (115) Đà Nẵng hướng dẫn sơ cứu cho 11 ngư dân bị nạn.

Còn Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Đà Nẵng MRCC) cũng đã điều động 21 lượt tàu SAR 412 và 274 hỗ trợ đưa 13 tàu thuyền về bờ, ứng cứu trực tiếp 139 người, trong đó có 5 người nước ngoài, đưa 5 y bác sĩ Trung tâm 115 theo tàu SAR đi cứu người.

Ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó trưởng BCH PCLB-TKCN TP.Đà Nẵng, cho hay bên cạnh nguyên nhân thiên tai khách quan, vẫn còn tình trạng ngư dân coi thường cảnh báo như tàu thuyền đánh bắt thiếu phương tiện cứu sinh, ngư dân chấp hành chưa tốt Quy chế quản lý thông tin liên lạc gây khó khăn khi ứng cứu.

Ngoài ra, nguyên nhân tàu cá hay gặp sự cố là do nâng cấp từ tàu cũ, máy móc không đồng bộ, đồng thời không mua bảo hiểm thân tàu nên khi bị tai nạn thiệt hại rất nặng nề.

BCH PCLB-TKCN kiến nghị Cảng Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân tiếp tục cho phép ngư dân neo đậu trú bão tại vùng nước ven bờ vịnh Mân Quang bởi hiện Âu thuyền Thọ Quang đang quá tải.

Âu thuyền chỉ đủ chỗ cho 1.100 tàu trú ẩn, trong khi tàu cá TP.Đà Nẵng đã là 1.335 chiếc, chưa kể 400 tàu cá nơi khác thường xuyên cập bến, trú tránh.

Ông Huỳnh Vạn Thắng cũng cảnh báo, với cả ngàn tàu thuyền neo đậu sát nhau trong âu thuyền, mỗi tàu chứa vài ngàn lít dầu, 4 - 10 bình gas thì nguy cơ cháy nổ rất lớn.

Do đó, BCH PCLB-TKCN đề nghị Sở Cảnh sát PCCC sớm xây dựng phương án PCCC cho âu thuyền cũng như phương án trực tại chỗ trong những ngày trú bão.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 25/07/2013
Tin, ảnh: Nguyễn Tú
Đánh bắt

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 12:57 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 12:57 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:57 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 12:57 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:57 16/04/2024