Ngư dân Thừa Thiên Huế trúng đậm cá nục

Trong tháng 6, nhiều tàu đánh bắt xa bờ trúng đậm cá nục, mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân.

Huế: Ngư dân trúng đậm cá nục
Cá nục được cấp đông trước khi chuyển lên xe hàng của thương lái

Khi “mùa trăng” bắt đầu (từ ngày 10/5 AL), cũng là lúc các tàu đánh bắt xa bờ nối đuôi nhau về bờ, khoang đầy ắp cá.

Cảng Thuận An sáng sớm 25/6 nhộn nhịp khi các lái buôn, phương tiện vận chuyển hải sản tấp nập chờ sẵn trên bờ. Các tàu lần lượt đưa cá lên bờ bàn giao cho các tư thương, giá cả đã thống nhất trên biển qua điện thoại, bộ đàm.

Khác với những chuyến biển từ đầu năm đến tháng 5, nhiều tàu trúng đậm các loại cá thu, ngừ, chũa, cờ… có giá trị kinh tế cao, song chuyến biển tháng 6 này trúng toàn cá nục.

Chủ tàu cá Phan Tước ở thị trấn Thuận An (Phú Vang) lý giải: “Trong tháng này, do dự báo thời tiết dông, lốc xảy ra bất ngờ, thời tiết diễn biến phức tạp nên nhiều tàu đề cao cảnh giác, không thể vươn khơi đến vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa mà chủ yếu đánh bắt ở vùng biển từ 60 hải lý trở vào. Vùng biển này rất hiếm khi gặp luồng cá có giá trị kinh tế như chũa, thu, ngừ… mà chủ yếu các loại cá nục, bánh lái, hố… Các loại cá này tuy giá trị kinh tế không cao nhưng sản lượng lớn vẫn cho thu nhập khá”.


Nhiều ngư dân huyện Phú Vang trúng đậm cá nục trong tháng 6

Ông Tước cho biết, ông có hai tàu vừa đánh bắt vừa làm dịch vụ hậu cần, thu mua hải sản trên biển. Qua những chuyến thu mua cá trong tháng 6 này, ông Tước nhận thấy phần lớn các tàu trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận đều trúng đậm cá nục. Chuyến biển này không kéo dài như nhiều chuyến biển trước, chỉ 5 ngày đến một tuần, nhưng hầu hết các tàu đều thu sản lượng bình quân từ 5-7 tấn cá nục. Giá cá nục thu mua ngay trên biển bình quân 30 ngàn đồng/kg, vận chuyển lên bờ bán 35 ngàn đồng/kg và bán ra thị trường mỗi cân 45 ngàn đồng trở lên. Tàu ông Tước đánh bắt được 7 tấn, doanh thu trên dưới 200 triệu đồng, trừ mọi chi phí lãi khoảng 70 triệu đồng.

Ông Trần Văn Chiến ở xã Phú Thuận (Phú Vang) lởi xởi: “Tuy chủ yếu đánh bắt cá nục nhưng nhờ sản lượng khá lớn nên tàu nào cũng có lãi, tàu lãi ít khoảng 50 triệu đồng, lãi cao 70 triệu đồng trở lên”. Theo ông Chiến, chỉ còn chừng 2 tháng nữa là đến mùa bão lũ, tàu nằm bờ nên sau chuyến biển này, các tàu đều tranh thủ vươn khơi dài ngày, với những tàu công suất lớn có thể vươn đến vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa đánh bắt hải sản có giá trị kinh tế cao. Kinh nghiệm của ông Chiến cũng như nhiều ngư dân, thời điểm từ nay đến mùa mưa bão thường xuất hiện nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế như chũa, thu, ngừ, cờ…, không chỉ ở vùng biển khơi mà ngay cả vùng biển từ 50-60 hải lý.

Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, ông Đặng Tiến Tùy chia sẻ, trong điều kiện vùng biển vừa phục hồi sau sự cố môi trường nhưng ngư dân đã có nhiều chuyến biển đánh bắt xa bờ hiệu quả. Điều đó cho thấy tiềm năng hải sản vùng biển gần bờ cũng như xa bờ dồi dào, phong phú. Khi vùng biển khơi không thuận lợi cho việc khai thác hải sản có giá trị kinh tế thì ngư dân có thể hoạt động gần bờ đánh bắt cá nục, cá hố… đạt sản lượng lớn cho thu nhập đáng kể.

Chỉ còn khoảng 4-5 chuyến biển nữa sẽ đến mùa bão lũ, chính quyền địa phương vận động ngư dân tích cực bám biển đánh bắt hiệu quả, chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của mình.

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 26/06/2018
Hải Triều
Đánh bắt

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:53 24/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 01:44 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 01:44 29/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 01:44 29/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 01:44 29/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 01:44 29/01/2025
Some text some message..