Nguyên nhân tôm ăn mạnh buổi sáng, giảm ăn buổi chiều

Trong nuôi tôm chi phí thức ăn được xem là chiếm phần lớn trong tổng chi phí nuôi trồng, chi phí này có tác động khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Nhá tôm
Kiểm tra nhá tôm để nhận biết lượng thức ăn tiêu thụ mỗi ngày. Ảnh: thuysanviethan

Bên cạnh đó, cách cho ăn cũng là một trong những yếu tốt then chốt quyết định thành công của một vụ nuôi, bởi cho ăn ở thời điểm không hợp lý chẳng những tôm không tăng trưởng thêm mà lượng thức ăn dư thừa tích tụ đáy ao làm môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tôm nuôi. 

Về tập tính ăn của tôm 

Tôm sú và tôm chân trắng đều là động vật ăn thịt và rất háu ăn như các loài giáp xác khác. Chúng sử dụng các giác quan là xúc giác để tìm kiếm thức ăn và cần khoáng chất để tăng trưởng, pH phù hợp giúp máu tuần hoàn và tiêu hoá tốt. Môi trường sống ảnh hưởng đến cơ thể tôm như: sự thèm ăn, quá trình trao đổi chất, hoạt động lột xác, sự tiêu hoá và hệ thống miễn dịch.  

Tuy nhiên, tập tính ăn tôm sú và tôm thẻ cũng có sự khác nhau. Tôm thẻ thường có nhu cầu đạm (protein) trong thức ăn thấp hơn tôm sú, tôm thẻ rất háo ăn có thể ăn liên tục trong ngày. Vì thế, việc cho tôm ăn cần phải cân nhắc dựa trên đặc điểm của từng loại tôm:  nhu cầu đạm, tập tính bắt mồi, vận động liên tục, đường ruột ngắn, hệ thống miễn dịch, hoạt động lột xác,… 

Tôm thẻ cần lượng thức ăn đủ để tăng trưởng tốt. Ảnh: maynongnghiepbinhminh

Do đâu mà tôm giảm ăn? 

Môi trường

Tôm hô hấp tốt và sức ăn mạnh khi DO >= 5mg/l, tôm ăn yếu thậm chí bỏ ăn khi DO < 2mg/l. DO bị xuống thấp thường do một trong các nguyên nhân như: Dàn quạt, sục oxy không hoạt động đều. Trời âm u hoặc mưa khiến tảo không quang hợp được, dẫn đến không sản sinh ra nhiều oxy hòa tan trong ao. Ao đục, có nhiều chất lơ lửng, dính vào mang tôm làm cản trở quá trình hô hấp của tôm. 

Khí độc cao

Quá trình tích tụ các chất thải sẽ sinh ra các loại khí độc như NH3, H2S,…các loại khí này sẽ làm tôm giảm ăn, bỏ ăn,…tôm bị nổi đầu, kéo đàn, tấp mé. Đặc biệt vào buổi chiều pH tăng lên (đến mức trên 8.2), kéo theo sự gia tăng độc tính NH3 và NO2, khiến tôm yếu ăn. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, tôm sẽ bỏ ăn và xuất hiện tình trạng trống đường ruột. 

Nhiệt độ

Tôm là loài động vật biến nhiệt, do đó bất kỳ sự thay đổi về nhiệt độ nào cũng rất dễ ảnh hưởng đến sức ăn và tốc độ tăng trưởng của tôm. Tôm thẻ chân trắng ăn và tiêu hóa tốt nhất ở khoảng nhiệt độ từ 25°C – 30°C (tôm sú thì khoảng nhiệt từ 28°C – 30°C). Khi nhiệt độ xuống dưới 25°C, sức ăn của tôm giảm khoảng từ 30 – 40%. Khi nhiệt độ xuống dưới 20°C, tôm gần như là không ăn và dễ dẫn đến rớt đáy. 

Ao nuôi tômQuản lý các chỉ tiêu ao nuôi ở ngưỡng hợp lý 

Do đó nên cho tôm ăn vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối bởi thời gian này là lúc nhiệt độ và ánh sáng vừa phải. Nếu cho tôm ăn vào ban ngày khi nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh, sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa của tôm, do đó làm giảm tỷ lệ chuyển hóa thức ăn. Ngược lại, nếu cho ăn vào ban đêm, khi nhiệt độ thấp và ánh sáng yếu, sẽ làm tăng khả năng tiêu hóa của tôm, do đó làm tăng tỷ lệ chuyển hóa thức ăn, làm giảm chất lượng nước ao nuôi.  

Nhiễm bệnh

Yếu tố dịch bệnh có tác động trực tiếp đến các cơ quan và bộ phận trên cơ thể tôm, đặc biệt là bệnh đường ruột và bệnh gan sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sức ăn của chúng. 

Ngoài ra, một số bệnh khác do virus và vi khuẩn gây ra cũng làm giảm sức ăn của tôm và khiến tôm bỏ ăn như: Bệnh do virus HPV, MBV ký sinh trên gan tụy, bệnh teo gan, bệnh đóng rong… cũng khiến cho sức ăn của tôm giảm nhanh chóng và bỏ ăn sau thời gian ngắn nhiễm bệnh. 

Làm thế nào để cho tôm ăn đạt hiệu quả? 

Người nuôi cần xác định nhu cầu dinh dưỡng của tôm, tính toán lượng thức ăn theo từng giai đoạn phát triển. Nhìn chung, nhu cầu dinh dưỡng của tôm tăng dần theo kích cỡ tôm. Ngoài ra, cũng cần theo dõi tình trạng sức khỏe của tôm và các tác động ngoại cảnh (nắng nóng, thời tiết mưa nhiều,...) để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. 

Bên cạnh đó, người nuôi cần phải tìm hiểu và nắm rõ các loại thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm. Ví dụ, Đối với tôm nuôi từ ngày 0 – 60 ngày thì không nên cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm quá cao vượt trên 38%. Vì giai đoạn này tôm còn nhỏ hệ tiêu hóa chưa khỏe mạnh lượng đạm cao sẽ làm khó tiêu, khó hấp thụ được thức ăn cũng như dinh dưỡng. 

Thức ăn

Lựa chọn thức ăn có độ dinh dưỡng phù hợp là điều thiết yếu

Thời gian cho tôm ăn cũng rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến hiệu suất tiêu hóa và hấp thu của tôm. Cần chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều lần trong ngày. đảm bảo tối đa giờ tôm ăn cuối cùng trong ngày là 21 giờ.  

Khi cho tôm ăn quá khuya, khả năng tiêu hoá kém, gan tôm không có thời gian phục hồi, dễ hư gan, hư đường ruột, tôm dễ bị ngơi, lơ mồi, thiếu oxy. Cần dựa theo thực tế để điều chỉnh linh hoạt phù hợp sức khỏe tôm. 

Người nuôi khi cho tôm ăn nên rải thức ăn đều khắp ao, nếu diện tích ao nuôi lớn, có thể sử dụng các thiết bị như máy cho ăn tự động, máy quay thức ăn, máy phun thức ăn để cho tôm ăn hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, do tôm thường bơi ngược dòng nước, chính vì thế, nên rải thức ăn theo dòng nước chảy. Ngoài ra, cũng nên tránh rải thức ăn vào nơi nước chảy yếu, nơi có nền đáy ao không được sạch.  

Đăng ngày 08/03/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản là việc ứng dụng các phương pháp và sản phẩm sinh học để cải thiện hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, và duy trì sức khỏe của thủy sản.

Nhá tôm
• 09:46 13/02/2025

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn cho môi trường nước

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ môi trường nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản. Một môi trường nước được duy trì ổn định sẽ giúp tôm cá phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Môi trường nước ao nuôi tôm
• 09:35 13/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 19:44 16/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 19:44 16/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 19:44 16/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 19:44 16/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 19:44 16/02/2025
Some text some message..