Nhật Bản: Công nghệ tự phân tích trọng lượng cá ngừ

Trong nghề nuôi cá ngừ vây xanh, chúng ta rất khó để biết được trọng lượng, độ dài hay số lượng của cá nếu không trực tiếp bắt chúng. Vậy phải làm thế nào để biết được khối lượng của nó mà không cần chạm đến?

Máy đo trọng lượng cá
Mô tả máy đo trọng lượng cá ngừ tự động. Ảnh: aq1systems.jp

Một công ty Nhật Bản đã cho ra mắt “Hệ thống phân tích trọng lượng cá ngừ tự động” từ ngày 01/10/2022.

Hệ thống này cho phép chúng ta đo được chiều dài thân cá, khối lượng và trong ao nuôi có bao nhiêu con cá. Thay vì trước đây, hình ảnh cá bơi trong ao được chụp lại và nhân viên sẽ nhập thủ công các dữ liệu về cá để có thể tính toán ra kích thước của chúng.

Hiện nay, chúng ta có công nghệ phân tích trọng lượng cá tự động do YMS sử dụng công nghệ nhận dạng hình ảnh. Ví dụ khi chọn 50 con cá ngừ theo cách truyền thống sẽ mất 1 – 2 giờ để nhập dữ liệu thủ công, hiện nay có thể được tự động hóa và kết quả phân tích được hiển thị ngay tại chỗ.

Nhờ công nghệ này mà người nuôi cá ngừ tiết kiệm được thời gian, chi phí lao động và thông tin chính xác về sự tăng trưởng của cá ngừ. 

Tổng quan về máy đo trọng lượng cá tự động 

Tên gọi: Máy phân tích trọng lượng cá tự động “AM100” (Tên tiếng Nhật: 魚体重自動解析システム “AM100”). 

Cấu hình chính: “AM100” (Camera âm thanh nổi + máy phân tích hiện đại + máy phân tích trọng lượng cá. 

Giá mua mới: 1,1105.5 vạn Yên Nhật (Khoảng 1.8 tỷ vnđ, đã bao gồm thuế) 

Phiên bản cập nhật cho người đang sử dụng: 550 vạn Yên Nhật (khoảng 907 triệu vnđ) 

Đặc điểm chính của máy 

Màn hình hoạt động máyMàn hình hoạt động khi phân tích trọng lượng cá. Ảnh: prtimes.jp 

Do hệ thống máy không yêu cầu phải sử dụng mạng nên quá trình phân tích diễn ra rất nhanh, chỉ ngay sau khi hệ thống máy được khởi động. Sau đó thông tin về cá ngừ sẽ cho ra kết quả nhanh chóng, chính xác trên báo cáo của máy AM100. 

Sau khi máy phân tích tự động, bạn có thể nhập thông tin của cá bằng cách thủ công để xác minh lại một lần nữa. Sau đó tiếp tục sử dụng các chức năng của máy, ví dụ như có thể chọn đơn vị đo theo ý muốn để chuyển đổi trọng lượng cá một cách đơn giản. 

Hệ thống này đã đem đến một cánh cửa mới cho những người nuôi cá ngừ tại Nhật Bản và trên thế giới, sắp tới công nghệ hiện đãi sẽ dần gắn liền với nuôi trồng thủy hải sản giúp nông dân phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ hơn. 

Đăng ngày 31/01/2023
Nhã Hương @nha-huong
Thế giới

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:01 27/12/2024

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 14:46 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 14:46 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 14:46 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 14:46 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:46 22/01/2025
Some text some message..