Những bí mật bất ngờ về cá mập có thể bạn chưa biết

Trong hàng ngàn năm, cá mập luôn khiến loài người mê mẩn - vì sức mạnh, danh tiếng và tất nhiên, cả vì sự bí ẩn của chúng. Nhưng con người biết được bao nhiêu về đời sống cá mập trước khi chúng trưởng thành và hóa thành loài ăn thịt trong đại dương? Hóa ra là ta biết rất ít.

Có nhiều thứ để nói về cá mập con hơn là bài hát (xin lỗi nếu chúng tôi sắp tra tấn lỗ tai bạn bằng nhạc điệu quen thuộc… doo, doo, doo, doo, doo).

Sau đây là một số thông tin thực sự giúp ta mở rộng tầm mắt về quá trình mang thai bí ẩn của loài sinh vật đáng kinh ngạc này và những năm đầu đời của cá con.

Điều bí ẩn về Cá Mập Trắng Khổng Lồ

Cá mập trắng khổng lồ Carcharodon carcharias có lẽ là một trong những giống cá mập dễ nhận diện nhất - và sự hiểu biết của ta về chúng cực kỳ ít ỏi.


Người ta chưa bao giờ ghi nhận được hình ảnh giao phối hay sinh nở của cá mập trắng khổng lồ

Điều này thực sự ấn tượng, nếu tính đến thực tế là loài cá này dài hơn 6m và nặng hơn 2.000kg.

Tuy nhiên, chúng cực kỳ lão luyện khi trú ẩn, đặc biệt là vì màu sắc của chúng, khiến người ta khó mà nhận diện được từ phía trên cao hay phía dưới - và chúng cũng nổi tiếng là thường rút xuống vùng nước rất sâu, nơi gần như không thể lần theo dấu vết.

Hành vi của giống cá này cũng rất khó đoán, vì chúng dường như chọn hành trình ngẫu nhiên khắp các vùng đại dương. Và lộ trình của chúng cũng khác nhau tùy theo là cá cái, cá đực hay cá con: một số bơi gần bờ biển, một số khác chọn sống trong vùng đại dương rộng lớn, không có sự nhất quán nào hết.

Kết quả là, các nhà khoa học thậm chí còn không biết chắc có bao nhiêu cá thể cá mập trắng khổng lồ tồn tại, nhưng người ta đều đồng tình rằng đây là loài dễ bị tổn thương và số lượng cá thể loài này đang giảm đi.

Ấn tượng là, người ta chưa bao giờ ghi nhận được gì về sự giao phối hay sinh sản của cá mập trắng khổng lổ, dù rằng họ nghĩ chúng sẽ đến vùng biển sâu ở Thái Bình Dương để kết đôi. Thời gian mang thai của chúng ước tính khoảng 12 tháng, nhưng người ta biết rất ít về vị trí cá mập mẹ sẽ sinh con. Loài cá khổng lồ dưới đáy biển này canh giữ rất kỹ bí mật của chúng.

Thời gian nuôi con


Cá mập đầu búa có thể mang thai đến 30 cá con một lần

Được coi là có kích cỡ nhỏ hơn, cá mập đầu búa Sphyrna lewini có chiều dài trung bình khoảng 3m và nặng khoảng 100kg. Chúng thường sinh con trong các bờ vịnh nhỏ và khu vực nước nông dọc bờ biển, nơi có nhiều thức ăn (chủ yếu là các loài giáp xác) và cũng là nơi mà các loài săn mồi lớn hơn cũng có thể ẩn nấp trong vùng biển rộng. Cá con ra đời sau khoảng 9 đến 12 tháng mang thai, và có thể một đợt mang thai có đến 30 con non, dù con số trung bình là khoảng 17.

Sau khi ra đời, chúng phải tự lo thân, học cách săn mồi trong vùng nước nông khoảng chừng ba năm, trước khi bơi ra đại dương mênh mông. Cá mập đầu búa có tỷ lệ sinh trưởng khá thấp, con đực cần từ 6-9 năm mới đến tuổi trưởng thành.

Giống cá này hiện xếp hạng "bị đe dọa cực kỳ nghiêm trọng" trong Sách Đỏ của IUCN, vì vậy công tác bảo tồn loài cá này quan trọng hơn bao giờ hết. Một phần vì số lượng cá thể đã suy giảm vì nhiều con bị dính phải lưới rê và chết ngạt, nhưng người ta cũng cho rằng chúng chỉ có thể sinh sản hai năm một lần chứ không phải hàng năm.

Tất cả thông tin này cho thấy việc các nhà khoa học tiếp tục theo dấu và nghiên cứu loài sinh vật tuyệt vời này để đảm bảo ước tính đúng số lượng cá thể là việc cực kỳ quan trọng. Còn nơi nào để bắt đầu tốt hơn là nơi chúng chăm con nhỏ?

Mang thai ấn tượng


Cá mập voi sinh con non

Phương pháp sinh sản của loài cá mập là cực kỳ ấn tượng.

Cá mập voi Rhincodon typus là loài sinh con, nghĩa là chúng sinh ra con non, nhưng quá trình phôi thai phát triển lại diễn ra trong trứng. Trứng nuôi dưỡng phôi. Phôi sau đó thoát khỏi trứng dù vẫn đang ở trong bụng mẹ và vẫn tiếp tục ở đó cho đến khi sẵn sàng ra đời.

Một con cái, mà người ta bắt gặp ở bờ biển Đài Loan, có đến 300 con non trong bụng, và đáng ngạc nhiên hơn cả là, chúng ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Điều này dẫn đến giả thuyết tuyệt vời là cá mập voi cái có thể trữ tinh trùng của cá đực, và chọn lựa khi nào trứng sẽ được thụ tinh. Đây hẳn là bà mẹ độc lập!

Phát triển từ sớm


Cá mập hổ cát nổi tiếng vì ăn cả anh chị em ngay từ khi ở trong bụng

Cá mập từ lâu đã bị xếp vào danh mục "đáng sợ", cùng với các loài khác như rắn và nhện, nhưng như vậy liệu có công bằng không?

Những loài sinh vật ấn tượng này thường bị nghĩ xấu đơn giản vì đa số cá thể trong loài thuộc nhóm săn mồi: một phần quan trọng trong hệ sinh thái. Trong một số trường hợp, như cá con của loài cá mập hổ cát Carcharias taurus, hành vi săn mồi của loài bộc lộ từ sớm. Đó là khả năng sinh tồn của cá thể mạnh nhất ngay từ ngày ra đời: chúng cạnh tranh ngay từ trong tử cung của mẹ, kết quả là những cá thể mạnh nhất thường ăn thịt luôn anh em của chúng.

Hiện tượng ăn thịt trong tử cung đúng nghĩa là những chiếc phôi cá mập hổ cát dài 100mm ở trong tử cung sẽ ăn thịt anh chị em chúng cho đến khi chỉ còn lại hai phôi to và khỏe nhất.

Cá mập con không chỉ ăn thịt các con cá mập khác, mà chúng còn ăn cả những trứng chưa thụ tinh trong cơ thể mẹ để có thêm dưỡng chất trước khi ra đời. Sau đó chúng ra đời và trở thành những con non khỏe mạnh hơn cả, và với kích cỡ đủ lớn, chúng khó có khả năng bị ăn thịt hơn.

Sự sống ra đời theo thủy triều


Tin được không? Cá mập chanh sinh con trong… rừng ngập mặn

Dĩ nhiên mẹ cá mập tập trung vào tình yêu con bằng sự cứng rắn.

Cá mập chanh, Negaprion brevirostris, được đặt tên như vậy vì làn da màu vàng nhạt giúp chúng ngụy trang trên vùng nước có đáy cát. Chúng đẻ con trong rừng ngập mặn hoặc đầm phá. Cá mập mẹ mang thai sẽ đợi thủy triều lên trước khi bơi vào rừng để sinh con, đây không phải chuyện thường ngày.

Sau khi cá mập con ra đời, cá mập mẹ sẽ trở về vùng biển sâu, bỏ mặc đàn con tự lập trong vùng nước nông. Chúng có thể ẩn trong rừng ngập mặn, và vì kích cỡ còn nhỏ nên chúng có thể bơi sâu vào mê cung của rễ cây ngập nước, hy vọng an toàn tránh khỏi các loài ăn thịt lớn hơn (bao gồm cả những con cá mập cùng giống nhưng to hơn).

Những con cá mập chanh nhi đồng sẽ ở trong vùng đầm khoảng hai năm, rèn luyện kỹ năng săn mồi trước khi bơi ra biển lớn theo đợt thủy triều dâng cao. Nói cách khác là chúng theo dấu chân của cá mập mẹ ngày trước.

Làm mẹ đơn thân


Cá mập vằn có khả năng tự sinh con, mà người ta còn gọi là thụ thai độc tính

Cá mập vằn Stegostoma fasciatum, có mặt ở vùng Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nổi tiếng vì khả năng sinh sản mà vẫn "đồng trinh".

Hiện tượng này còn có tên là sinh sản độc tính, nghĩa là sinh con trong giai đoạn trưởng thành mà không cần giao phối, thụ tinh. Cá mập vằn có khả năng tự sinh con, mà người ta còn gọi là thụ thai độc tính. Sinh sản độc tính thường phổ biến hơn ở cây cối, một số loại thằn lằn và gà.

Khi nghiên cứu trong tình trạng nuôi nhốt, các nhà khoa học ban đầu nghĩ cá mập vằn tích trữ tinh trùng, nhưng con non sinh ra lại chỉ có mỗi DNA của mẹ. Các nhà khoa học tin rằng cá mập vằn có thể chọn chiến lược sinh sản tùy theo hoàn cảnh trong môi trường, ví dụ như khi không có bạn tình.

Điều này cực kỳ thú vị vì cá mập vằn là loài đang bị đe dọa. Các nhà nghiên cứu giờ đây đang theo dõi xem liệu con non sinh sản độc tính có khả năng tiếp tục sinh con không.

BBC
Đăng ngày 05/03/2021
Sinh học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 00:56 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 00:56 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 00:56 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 00:56 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 00:56 24/04/2024