Nông dân Cà Mau nuôi tôm thẻ thành công trong giai đoạn nghịch mùa, dịch bệnh bùng phát

Diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh Cà Mau hiện nay là 278.615 ha. Cà Mau có nhiều loại hình nuôi như: Quảng canh cải tiến, quảng canh kết hợp, tôm-lúa, tôm-rừng, thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao.

Thu hoạch tôm
Diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh Cà Mau hiện nay là 278.615 ha

Nuôi tôm thâm canh 1.600 ha với 2.303 hộ. Năng suất trung bình 5 tấn/ha/năm (tôm sú); 8 tấn/ha/năm (tôm chân trắng). Nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao 5.025 ha với 5.088 hộ. Năng suất trung bình 20,5 tấn/ha/năm.

Hiện Cà Mau đứng thứ 2, sau Bạc Liêu, về nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ. Riêng đối với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và siêu thâm canh công nghệ cao, trong giai đoạn nuôi tôm hiện nay, khi dịch bệnh EHP, TPD, phân trắng… liên tục gây hại các vùng nuôi tôm trong điểm khu vực ĐBSCL, việc thả nuôi và nuôi tôm thành công, có hiệu quả, có lợi nhuận cao là một thách thức lớn. Dịch bệnh trên tôm nuôi lây lan hầu hết tại các vùng nuôi tôm trọng điểm trên địa bàn tỉnh Cà Mau gồm: Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân, Cái Nước...

Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm trong khu vực, đắn đo, do dự, khi quyết định có nện tiếp tục thả nuôi hay dừng lại một thời gian? Mang trong mình bao nỗi lo đè nén như bao hộ nuôi tôm khác trong khu vực, càng áp lực và thách thức hơn, khi xung quanh giáp ao nhà, các hộ cùng thả nuôi lần lượt xả ao, thu non, bỏ ao trống… vì tôm nhiễm bệnh TPD, EHP, phân trắng.

Ao tôm

Nhiều hộ nuôi tôm trong khu vực, đắn đo, do dự, khi quyết định có nện tiếp tục thả nuôi hay dừng lại

Sau nhiều đêm suy nghĩ, đã đôi lúc anh định dừng lại, nhưng kinh tế gia đình phụ thuộc vào ao tôm, giờ không nuôi tôm làm gì để sống? Bằng kinh nghiệm nuôi tôm lâu năm, đặc biệt là nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao, anh Quỳnh Quốc Trung, thị trấn Rạch Gốc, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau vẫn quyết định thả nuôi vụ nghịch đầy khó khăn, khi dịch bệnh đang bùng phát trong vùng và thêm một lần anh lại thành công.

Gặp anh tại nhà khi anh vừa thu tôm xong, chúng tôi có dịp trò chuyện, chia sẻ những khó khăn trong quá trình nuôi tôm mà anh đã đối diện, trải qua. Dù liên tục thành công qua nhiều vụ liên tiếp, nhưng khi chia sẻ với chúng tôi anh rất thận trong. Anh liên tục nhấn mạnh: nuôi tôm thẻ chân trắng càng ngày càng khó, cần phải cập nhật kỹ thuật mới, thay đổi tư duy cũ, chủ động kiểm soát từng công đoạn nuôi. 

Việc chuẩn bị ao, nhất là ao ương và ao nuôi được anh chú tâm chuẩn bị kỹ. Ương giống với anh như đã thành điều kiện bắt buộc trước mỗi vụ tôm, thời gian ương 20 ngày, anh giải thích thêm lý do luôn ương đúng thời gian trên nhằm đảm bảo tôm cứng cáp, khi san, chuyển sẽ không hao, tôm không bị sốc, đảm bảo tỷ lệ sống. Thức ăn ương tôm anh luôn dùng 5G 45 đạm của công ty ANT để ương tôm, vì dùng thức ăn này gan, ruột, đẹp, tôm cứng cáp, đều cỡ. Khi san, chuyển tôm sang ao nuôi, thức ăn trong quá trình nuôi anh sài Saving 40 đạm của công ty ANT. Khi được hỏi tại sao sài thức ăn trên cho giai đoạn ương và nuôi tôm, anh lý giải, thức ăn này tôi trúng tôm nhiều vụ rồi, chi phí tiết kiệm, giá thành phù hợp, chấm mồi FCR chấp nhận. Anh nói thêm, trên thị trường nhiều công ty thức ăn cũng đạt được kết quả nuôi tốt, nhưng tôi ưu tiên thức ăn công ty nào ổn định chất lượng, nuôi tiết kiệm chi phí, lợi nhuận cao. 

Tôm giống

Ương giống như đã thành điều kiện bắt buộc trước mỗi vụ tôm

Đợt thả nuôi này, anh thà 400.000 con postlarvae, trên diện tích 1.200 m2, sau thời gian ương 20 ngày, anh san, chuyển tôm sang ao nuôi. Sau 91 ngày, anh thu hoạch được 6,3 tấn tôm. 

Trong đó, anh tỉa lần 1: 1.3 tấn (56 ngày size 120.000 con/kg); tỉa lần 2: 1.5 tấn (86 ngày 40 con/kg); lên hết 3.6 tấn (91 ngày size 37 con/kg). Lượng thức ăn sử dụng 8,4 tấn, hệ số chuyển hoá thức ăn FCR: 1.3, tăng trưởng trung bình/ngày ADG: ≥ 30 gr. Giá bán tại thời điểm thu tôm, tại thị trường Rạch Gốc 120 con giá 82.000 đ; 40 con giá 137.000 đ; 37con giá 151.000 đ, anh thu lãi ≥ 415 triệu đồng. 

Riêng về phòng bệnh, để tôm nuôi vượt qua, không gặp sự cố như những hộ nuôi xung quanh, theo anh cần chuẩn bị ao hồ kỹ trước mỗi vụ thả nuôi, diệt khuẩn, sát trùng nước kỹ, nuôi nước trước khi nuôi tôm. Nên chọn cơ sở cung cấp tôm giống uy tín, chọn tôm postlarvae 8 – 10, nên ương tôm trước khi thả nuôi. Chọn loại thức ăn chất lượng ổn định, cho ăn và điều chỉnh thức ăn theo nhu cầu và sức khoẻ hàng ngày của tôm. Nên cho tôm ăn vừa đủ lượng hoặc 80% so nhu cầu, tránh cho ăn dư thừa, mau dơ nước, tăng chấm mồi. 

Sử dụng vi sinh, chủ động điều tiết chất lượng môi trường, giữ và ổn định tảo khuê trong suốt vụ nuôi. Hạn chế tối đa sử dụng thuốc kháng sinh, hoá chất, trong quá trình nuôi, chăm sóc, quản lý đàn tôm nuôi mỗi ngày. Thức ăn luôn bổ xung men tiêu hoá, chất hộ trợ gan, đường ruột. Nuôi tôm hiện nay rất khó khăn, bệnh tôm đã kháng nhiều loại thuốc điều trị, nhiều loại bệnh mới xuất hiện, gây hại lớn. Mặt khác, khí hâu, thời tiết luôn biến động, đòi hỏi người nuôi phải chủ động phòng bệnh cho tôm là chính, đây là điều kiện cần và đủ để có một vụ tôm thành công, như ý, lợi nhuận cao.

Đăng ngày 11/04/2025
Lý Vĩnh Phước @ly-vinh-phuoc
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu là một công nghệ tiên tiến giúp phát hiện và ngăn ngừa dịch bệnh trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm thâm canh.

Máy đo môi trường
• 10:47 21/04/2025

Nếu vì một nguyên nhân nào đó sinh ra khí độc thì phải xử lý như thế nào?

Trong quá trình nuôi tôm, khí độc là một trong những yếu tố nguy hiểm âm thầm nhưng đầy sát thương.

Ao nuôi tôm
• 10:02 21/04/2025

Một số loài nấm dễ xuất hiện trong ao nuôi

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng quen với những “hung thần” như vi khuẩn Vibrio, khí độc NH₃, NO₂ hay tảo độc bùng phát. Nhưng ít ai chú ý đến một nhóm “sát thủ thầm lặng” khác – nấm thủy sinh.

Nấm ở ao nuôi
• 10:05 18/04/2025

Bến Tre vươn khơi: Đa dạng hóa để bứt phá trong nuôi trồng thủy sản

Bến Tre – vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển dài và hệ thống sông ngòi chằng chịt – đang vươn mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là một trong những trung tâm nuôi trồng thủy sản hàng đầu của cả nước. Với định hướng phát triển bền vững, đa dạng hóa đối tượng và hình thức nuôi, tỉnh đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho người dân làm giàu từ biển.​

Tôm sú
• 10:08 17/04/2025

Ốc sên tím Janthina janthina trôi dạt vào bờ biển gây xôn xao

Thời gian gần đây, cư dân mạng liên tục chia sẻ hình ảnh và video ghi lại một loài ốc sên biển có màu tím lạ mắt xuất hiện dọc theo các bờ biển.

Ốc tím
• 18:30 21/04/2025

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu là một công nghệ tiên tiến giúp phát hiện và ngăn ngừa dịch bệnh trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm thâm canh.

Máy đo môi trường
• 18:30 21/04/2025

Phát hiện bệnh trên tôm nhờ AI

Phát hiện bệnh sớm và chính xác là rất quan trọng để quản lý sức khỏe tôm và đảm bảo tính bền vững của nghề nuôi. Trong khi xử lý hình ảnh đã được khám phá, các mô hình hiện tại thường gặp khó khăn về độ chính xác, đặc biệt là khi phát hiện nhiều bệnh hoặc xác định các triệu chứng khó phát hiện.

Tôm bệnh
• 18:30 21/04/2025

Nếu vì một nguyên nhân nào đó sinh ra khí độc thì phải xử lý như thế nào?

Trong quá trình nuôi tôm, khí độc là một trong những yếu tố nguy hiểm âm thầm nhưng đầy sát thương.

Ao nuôi tôm
• 18:30 21/04/2025

Cá khế trăng - Lựa chọn hàng đầu cho bữa cơm đậm vị biển

Trong danh sách các loại cá biển quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, cá khế luôn giữ vị trí nổi bật nhờ hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao và khả năng chế biến đa dạng. Trong đó, cá khế trăng – một biến thể phổ biến của dòng cá khế – đang ngày càng được nhiều gia đình ưa chuộng trong thực đơn hàng ngày.

Cá khế trăng
• 18:30 21/04/2025
Some text some message..