Nuôi bạch tuộc có thể đe dọa tới hệ sinh thái

Theo một nghiên cứu mới, hoạt động chăn nuôi bạch tuộc là 'phi đạo đức và là mối đe dọa đối với chuỗi thức ăn', một số người cho rằng việc này không hợp lý về mặt sinh thái khi sinh vật thông minh này được nhân giống hàng loạt.

nuôi bạch tuộc có thể đe dọa tới hệ sinh thái
Ảnh: cdn5.img

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã lên kế hoạch thiết lập các cơ sở nuôi bạch tuộc ở các vùng nước ven biển trên toàn cầu, theo The Guardian.

Tuy nhiên hoạt động này đã vấp phải sự phản đối từ nhiều nhà khoa học khác, họ kêu gọi các quốc gia, doanh nghiệp tư nhân và học viện ngừng tài trợ và cắt giảm thuế cho hoạt động chăn nuôi bạch tuộc, trích dẫn bằng chứng mới cho thấy các sinh vật này không chỉ rất thông minh mà còn là một phần không thể thiếu của hệ sinh thái ven biển.

Chăn nuôi bạch tuộc không chỉ yêu cầu môi trường hạn chế, mà còn cần một lượng lớn động vật có vỏ và cá nhằm nuôi sống bạch tuộc, điều này càng gia tăng áp lực lên việc bảo tồn động vật biển - vốn đang trong tình trạng suy giảm số lượng.

Giáo sư Jennifer Jacquet thuộc Đại học New York, nhóm các nhà khoa học phản đối hoạt động chăn nuôi kết luận rằng hoạt động này có thể gây stress lên những con bạch tuộc bị nuôi nhốt, có nguy cơ dẫn đến tử vong hàng loạt.

"Trong thế kỷ 21, chẳng có lý do gì một động vật phức tạp, thông minh như bạch tuộc sẽ trở thành nguồn thực phẩm được sản xuất hàng loạt. Chúng ăn cá và động vật có vỏ, việc cung cấp đủ số lượng thức ăn để nuôi số lượng lớn bạch tuộc gây thêm áp lực lên chuỗi thức ăn. Điều này không hề bền vững. Nuôi cá bạch tuộc là bất công về mặt đạo đức và sinh thái", bà Jacquet cho biết.

Bạch tuộc từ lâu đã được chứng minh là một loài động vật thông minh và có khả năng sử dụng các công cụ như vỏ dừa để bảo vệ con non của mình.

"Một khi bạch tuộc giải quyết được một vấn đề, chúng sẽ ghi nhớ điều này", các nhà nghiên cứu cho biết trong nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Science and Technology.

Bạch tuộc từ lâu đã là thức ăn truyền thống tại một số quốc gia như Australia, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Mexico và Chile, ước tính có khoảng 350.000 tấn bạch tuộc được tiêu thụ hàng năm.

Thế nhưng nghề khai thác bạch tuộc trên khắp thế giới đang trong tình trạng suy giảm sản lượng, một số chính phủ và doanh nghiệp đang áp dụng các công nghệ mới hoặc giảm thuế để tạo ra các cơ sở chăn nuôi bạch tuộc.

Tuy nhiên, những nỗ lực sử dụng trứng được thụ tinh lấy từ con cái trong tự nhiên đã cho kết quả kém, vì ấu trùng bạch tuộc sẽ chỉ ăn thức ăn sống, điều này càng gây gia tăng chi phí chăn nuôi. Việc kiểm soát nhiệt độ và độ mặn của nước để những con non có thể sống sót cũng là vấn đề lớn.

Một số công ty, bao gồm công ty thủy sản Nissui của Nhật Bản, được cho là đã ấp thành công trứng bạch tuộc tại các cơ sở chăn nuôi trong khi dự kiến sẽ bán thịt bạch tuộc công nghiệp vào năm 2020. Các công ty thủy sản ở Australia và Mexico cũng sẽ phân phối thịt bạch tuộc nuôi cho các cửa hàng trong năm tới, theo The Guardian.

Theo Sputnik
Đăng ngày 13/05/2019
Huy Vũ/ Ngày Nay
Khoa học

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 00:16 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 00:16 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 00:16 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 00:16 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 00:16 26/04/2024