Nuôi cá bằng smartphone

Nhiều hộ nuôi cá ở Vĩnh Phúc đang dần quen dùng điện thoại điều khiển từ xa việc cho cá ăn, chạy máy quạt nước, kiểm tra các chỉ số ô nhiễm, oxy...

app quản lý nuôi cá
Nuôi cá bằng smartphone giúp người dân nhàn rỗi. Ảnh: VnExpress

Ngồi nhà, điều khiển cả ao cá

Trong cái nóng oi ả giữa hè, ông Trần Ngọc Thanh (xã Tân Phong, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) cặm cụi ngồi ký tá các giấy tờ liên quan đến hợp đồng chuyển giao thiết bị cảm biến kiểm soát yếu tố môi trường nước trong nuôi cá nước ngọt thâm canh.

Lắp đặt hệ thống cảm biếnLão nông Trần Ngọc Thanh chèo thuyền lắp đặt hệ thống cảm biến trong ao cá chép rộng 0,5ha ở xã Tân Phong, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Ảnh: Quang Dũng.

Lão nông tuổi ngoài 60 thao tác khá nhanh trên chiếc máy tính bảng, điều khiển hệ thống quạt tạo oxy, bật tab khác xem các chỉ số oxy, pH, oxy hóa khử ORP, nhiệt độ nước...

“Xưa thì ngày nào cũng phải ra tận ao xem, bất kể mưa nắng. Mà thời tiết càng khắc nghiệt, càng phải xem nhiều hơn. Nước có gì bất thường là khéo phải bán nhà trả nợ”, ông Thanh nói.

“Vất lắm” là điều mà ông Thanh tổng kết về nghề nuôi cá. Từng có lần, cả nhà ông lao đao vì cá chết do biến đổi thời tiết. Ngoài ao cá, ông còn làm ruộng và nhiều việc nghề nông, nên không phải lúc nào cũng chăm chút được cho ao.

“Bây giờ tiện lợi rồi, ngồi nhà nghỉ mệt hay đi làm chỗ khác, chỉ cần mang máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh là kiểm soát được hết. Cái gì cũng điều khiển được từ xa, miễn là có kết nối wifi hoặc 4G. Đầu tư hơn 40 triệu đồng nhưng tôi thấy xứng đáng”, lão nông nói.

Ông Thanh cho biết ngoài việc đo các chỉ số trong môi trường, hệ thống này còn có thể điều khiển các thiết bị ngoại vi như quạt nước để tạo oxy, máy bơm nước, máy cho ăn tự động... Hệ thống này được tích hợp với ứng dụng Farmext, người dùng chỉ cần tải về và thực hiện các bước đăng ký đơn giản là có thể sử dụng điện thoại di động để theo dõi và điều khiển các thiết bị ngoại vi.

"Không dùng công nghệ không được"

Ở huyện lân cận Yên Lạc, ông Đào Duy Thảo cũng lắp hệ thống tương tự, song phải vượt qua trở ngại từ vợ. Thấy chồng quyết đoán trả ngay số tiền 40 triệu đồng, người vợ nhăn mặt: “Hay thôi trả lại, tính tiền tháo lắp cũng được. Như này là đắt gấp 5 lần cái máy bơm tạo oxy”.

Ông Đào Duy Thảo

Ông Đào Duy Thảo, chủ 3 ao cá rộng 1,5ha ở xã Bình Định, huyện Yên Lạc đang cài đặt phần mềm Farmext điều khiển các thiết bị ngoại vi như quạt nước để tạo oxy, máy bơm nước, máy cho ăn tự động... Ảnh: Văn Việt. 

Ông Thảo vẫn quyết mua. Ông nói: “Một vụ lãi thôi là thừa mua cả hệ thống. Còn nếu không đầu tư là chết. Thời tiết ngày càng khó lường, chậm một nhịp là trả giá đắt ngay”. Với 3 ao, gồm một ao thương phẩm, hai ao giống, hệ thống này giúp ông Thảo kiểm soát nhiều thứ mà không cần phải trực tiếp đo đếm thủ công hàng ngày.

18 năm trong nghề nuôi cá, ông Thảo khẳng định “không dùng công nghệ không được”, vì nó không phải thứ để làm màu, mà trực tiếp giúp nông dân sản xuất hiệu quả.

Đơn vị cung cấp hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá nước ngọt thâm canh là Công ty Cổ phần Tép Bạc cho biết, thủy hải sản của Việt Nam chất lượng cao, nhưng không có dữ liệu gì để chứng minh với thế giới, mùa màng phụ thuộc vào thời tiết. Do đó, doanh nghiệp này phát triển ứng dụng Farmext - thiết bị quan trắc môi trường nước tự động tích hợp cùng phần mềm, giải quyết các rủi ro về thay đổi môi trường và tiết kiệm nhiên liệu với máy móc chuyên dụng trong ao cá. Năm 2019, Tép Bạc - Farmext bắt đầu xây dựng trợ lý ảo AI cho ngành nuôi trồng thuỷ sản.

Hiện tại, doanh nghiệp cam kết bảo hành sản phẩm trong 2 năm, hỗ trợ tư vấn 24/7 với hàng nghìn hộ lắp đặt hệ thống.

"Việc lắp đặt hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá nước ngọt thâm canh đang được nhiều hộ nuôi cá quan tâm. Trước thực tế đó, Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc đang hỗ trợ người dân 50% chi phí máy móc, thiết bị cảm biến, giống và thức ăn chăn nuôi với chi phí khoảng 60 triệu đồng/hộ.

Đây cũng là một trong nhiều chương trình hỗ trợ người dân trên con đường chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp mà Trung tâm đang triển khai", ông Dương Văn Phương, Trưởng phòng Thông tin - Tuyên truyền - Bồi dưỡng và Đào tạo nghề (Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc) cho biết.

Báo Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 17/11/2022
Văn Việt - Quang Dũng
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:50 24/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 09:50 24/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 09:50 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:50 24/12/2024
Some text some message..