Nuôi tôm Hà Tĩnh thấp thỏm nỗi lo dịch bệnh

Những ngày gần đây, mưa nắng thất thường làm cho người nuôi tôm trên địa bàn Hà Tĩnh thấp thỏm nỗi lo dịch bệnh xẩy ra với hàng triệu con tôm vừa mới xuống giống.

Nuôi tôm Hà Tĩnh thấp thỏm nỗi lo dịch bệnh
Thường xuyên kiểm tra tôm để kịp thời điều chính môi trường ao nuôi.

Chủ đầm tôm công nghệ cao trên cát Nguyễn Việt Khánh, ở xã Xuân Đan (Nghi Xuân) lo lắng: "Thời tiết mấy ngày nay rất “ẩm ương”, sáng nắng, chiều mưa làm cho nhiệt độ thay đổi đột ngột, ảnh hưởng đến sức đề kháng của con tôm. Hơn 7 triệu con tôm giống mới thả được 40 ngày tuổi, nếu xẩy ra dịch bệnh thì coi như mất đứt gần 700 triệu đồng tiền mua con giống".

Thời tiết bất thường khiến anh mất ăn, mất ngủ. Hàng ngày, anh chủ yếu ở ngoài đầm, hết đi dọc bờ kiểm tra, thỉnh thoảng lại vớt tôm lên để quan sát hình dáng bên ngoài, màu sắc, thức ăn trong ruột… để điều chỉnh kịp thời về nhiệt độ, môi trường nước thích hợp.


Thời tiết diễn biến bất thường, tôm nuôi rất dễ "dính" bệnh

Thấp thỏm, lo sợ dịch bệnh xẩy ra là tâm trạng chung của hầu hết người dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Khi thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, sẽ xuất hiện những cơn mưa làm cho nhiệt độ và độ mặn nước giảm đột ngột; nước mưa có tính axit, rửa trôi phèn từ bờ xuống ao, làm độ pH trong nước giảm, độ kiềm và lượng oxy hòa tan trong nước cũng giảm theo... Những yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm, giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh trên diện rộng.

Được biết, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi cũng đã xuất hiện tại xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh, với diện tích 0,55ha. Dấu hiệu cho thấy, nguy cơ dịch bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy, bệnh đường ruột... rất dễ xẩy ra cho tôm nuôi đầu vụ. Trong khi đó, diện tích nuôi tôm trên địa bàn chủ yếu là nuôi theo hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến (chiếm hơn 70% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh) nên hệ thống hạ tầng cấp thoát nước còn hạn chế, đầu tư cải tạo ao đầm chưa thật sự bài bản... Vì vậy, khi dịch bệnh xẩy ra rất khó kiểm soát, khống chế kịp thời.

Ông Lưu Quang Cần – Phó Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho rằng: "Thời tiết vẫn diễn biến phức tạp, vì vậy, để thích nghi và có biện pháp phòng tránh, người dân cần nắm rõ kỹ thuật nuôi và xử lý nguồn nước ổn định trong ao đầm; đồng thời, tăng cường nguồn thức ăn giàu Vitamine C để nâng cao sức đề kháng cho tôm. Những vùng đã xuống giống tôm, thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tránh tình trạng dư thừa gây ô nhiễm môi trường nước - một trong những yếu tố quan trọng làm cho tôm nuôi "dính" bệnh".


Sục khí thường xuyên để điều hòa ô xi nhằm nâng cao sức đề kháng cho tôm.

Khi kiểm tra thấy cua, còng... trong khu vực ao nuôi thì phải loại bỏ ngay và có biện pháp xua đuổi các loại chim ăn tôm. Đây cũng chính là những tác nhân có thể mang mầm bệnh lây nhiễm sang tôm nuôi.

"Đặc biệt, tập thể, cá nhân nuôi tôm cần thực hiện “3 không”: không giấu dịch, không xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường và không xả bỏ tôm chết, tôm bệnh ra ngoài môi trường... Khi phát hiện tôm nuôi có hiện tượng không bình thường phải báo ngay với cơ quan chuyên môn để xử lý, khống chế kịp thời, không để dịch bệnh lan ra diện rộng" - Ông Cần nhấn mạnh.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 08/05/2018
Hữu Trung
Môi trường
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Thúc đẩy giải pháp giải quyết ô nhiễm nhựa ngành nông nghiệp

Hà Nội, sáng 31/5/2023 – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng UNDP Việt Nam, Chương trình đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) và Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Việt Nam.

Phùng Đức Tiến
• 13:08 06/06/2023

Bình Định và nhiều địa phương đồng loạt hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5.6

Các địa phương trên địa bàn tỉnh đồng loạt tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường năm 2023 nhằm tuyên truyền, vận động người dân xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh
• 11:19 05/06/2023

Nhơn Hải bắt sao biển gai và dọn rác dưới đáy biển

Sáng ngày 24.5, Tổ bảo vệ san hô xã Nhơn Hải đã tổ chức bắt sao biển gai và dọn rác dưới biển tại khu vực biển Hòn Khô nhỏ (xã Nhơn Hải).

Bắt sao biển gai
• 10:37 30/05/2023

Chủ động phòng chống thiệt hại do nắng nóng trên cá nước ngọt

Hiện nay, thời tiết diễn biến tương đối phức tạp và thất thường, nhiệt độ tăng cao, có ngày lên đến 39 – 40 độ làm ảnh hưởng rất lớn đến nuôi trồng thủy sản.

Ao cá
• 11:03 29/05/2023

Tìm kiếm đối tác kinh doanh trong ngành thức ăn chăn nuôi? Đăng ký Vietstock ngay!

Đối tác kinh doanh có thể giúp chia sẻ trách nhiệm, cung cấp những hiểu biết vô giá và hỗ trợ bạn trong suốt hành trình phát triển. Tuy nhiên, việc tìm kiếm đối tác phù hợp nói dễ hơn làm, giữa thế giới rộng lớn ngoài kia, thật khó để tìm được người bạn đồng hành phù hợp. Hãy để VIETSTOCK là cầu nối giúp bạn!

Công nghệ mới
• 06:02 09/06/2023

Thông tin mới vụ ném thuốc trừ sâu xuống hồ nuôi tôm để trả thù tình địch

Nghi vợ cũ quan hệ với quản lý hồ tôm, bị can đã ném thuốc trừ sâu làm chết 11,3 tấn tôm trị giá hơn 1,6 tỷ đồng.

Ao tôm
• 06:02 09/06/2023

Đồng Nai: Tồn đọng 1.000 tấn cá nước ngọt, nông dân thấp thỏm lo

Giao mùa, thời tiết nắng nóng gay gắt rồi xuất hiện nhiều đợt mưa to là một trong những nguyên nhân khiến nhiều hộ nuôi cá nước ngọt trong lồng bè tại phường Hiệp Hòa (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đang xảy ra tình trạng cá chết.

Nuôi cá lồng bè
• 06:02 09/06/2023

Nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn, thắng ngay vụ đầu

Tiên phong chuyển từ nuôi tôm theo cách truyền thống sang nuôi thâm canh 3 giai đoạn, anh Nguyễn Trung Trọng (xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã thắng ngay vụ đầu.

Ao tôm
• 06:02 09/06/2023

Trà Ổ, Tiếng gọi yêu thương

Tôi vẫn nhớ như in lần đầu tiên đến với đầm Trà Ổ. Đó là một ngày mát trời, đoàn công tác chúng tôi có mặt tại trụ sở thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ để tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ.

Đầm Trà Ổ
• 06:02 09/06/2023