Phát hiện cá đuối quái dị 2 đầu tại Australia

Em bé độc đáo này là một phát hiện hết sức hiếm gặp trong nhà cá đuối.

cá đuối hai đầu
Cận cảnh "em bé" cá đuối hai đầu.

Trong lúc kiểm tra cá đuối chửa trong bể thí nghiệm, nhà nghiên cứu người Úc Leonardo Guida phát hiện thấy một vật thể “có hình dạng kỳ quặc, màu nhờ nhờ trong nước”.

Vật thể đó hóa ra là một em bé cá đuối hai đầu nhưng đáng tiếc là đã chết. Đây là chú cá đuối hai đầu đầu tiên được phát hiện tại Australia và là một trong những mẫu nghiên cứu hiếm gặp nhất trên thế giới về những dị tật bẩm sinh của loài cá sấu và cá đuối.

Các khiếm khuyết phát sinh khi các ống thần kinh (như tủy sống) trong trứng thụ tinh duy nhất được nhân đôi, có thể là kết quả của một khiếm khuyết di truyền hoặc lý do không rõ ràng khác . Hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi một phôi thai bắt đầu phân chia thành hai để tạo thành cặp song sinh, nhưng quá trình đó bị ngừng lại quá sớm trước khi hình thành hai cá thể riêng rẽ.

Theo Leonardo Guida, các nhà nghiên cứu chưa tìm ra nguyên nhân “tạo” ra chú cá đuối hai đầu này, “nhưng có thể là do vấn đề phát triển và không phải là hậu quả của hiện tượng đột biến di truyền. Ô nhiễm môi trường có thể là nguyên nhân, tuy nhiên, chúng tôi chưa kiểm tra để đưa ra kết luận được”.

Các nhà khoa học đã bắt những cá thể cá đuối (tên khoa học là Trygonorrhina dumerilii) trong chuyến lặn biển tại vịnh Swan, Port Phillip, phía nam Melbourne và mang về phòng thí nghiệm nghiên cứu. Vịnh Port Phillip gần đây bị nạo vét trên quy mô lớn để mở rộng các kênh vận chuyển. Hoạt động đó kết hợp với thói quen ăn sinh vật sống ở tận đáy đại dương của cá đuối có thể khiến cho cá đuối tiếp xúc với các chất ô nhiễm. Dù những tác động tiêu cực trên có gây ra các dị tật bẩm sinh hay không thì thực tế là những dị tật đó đã xuất hiện.

Theo Discovery/Kiến Thức, 20/11/2013
Đăng ngày 20/11/2013
Mai Anh
Khoa học

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 09:51 09/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 10:48 08/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 18:29 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 18:29 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 18:29 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 18:29 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 18:29 18/10/2024
Some text some message..