Phát hiện loài cóc bí ngô cực độc phát sáng trong bóng tối

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một loài cóc bí ngô mới có màu cam, có huỳnh quang phát sáng trong bóng tối và có kích thước nhỏ chỉ 1 cm ở rừng Atlantic của Brazil.

Một loài cóc bí ngô mới được phát hiện ở Brazil.
Một loài cóc bí ngô mới được phát hiện ở Brazil.

Loài lưỡng cư này mang tên Brachycephalus rotenbergae, thuộc họ hàng với ít nhất 36 loài cóc bí ngô, được đặt tên theo loại bí phổ biến trong lễ Halloween. Giống loài ếch tiết ra nọc độc, màu sắc rực rỡ của cóc bí ngô là tín hiệu báo cho những kẻ săn mồi rằng da của chúng mang một loại độc tố có thể gây chết người.

Loài cóc bí ngô mới này được mô tả gần đây trên tạp chí Plos One. Chúng được tìm thấy trong nỗ lực nghiên cứu sâu rộng trên khắp Brazil để tìm những con cóc bí ngô mới.

Các chuyên gia cho biết, việc xác định các sinh vật là rất quan trọng để bảo tồn đa dạng sinh học của nước này, đặc biệt là ở các khu vực có nhiều loài phong phú như rừng Atlantic, nơi đã mất 93% diện tích che phủ ban đầu do nạn phá rừng và phát triển nông nghiệp.


Một con cóc bí ngô nhỏ bò ngang qua cây nấm màu cam sáng, đây là đặc điểm chung của môi trường sống của chúng.

Brazil có số lượng loài lưỡng cư cao nhất trên thế giới, ít nhất là một nghìn loài. Nhưng động vật lưỡng cư trên toàn thế giới là một trong những nhóm động vật có xương sống dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt khi biến đổi khí hậu.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Ivan Sergio Nunes Silva, nhà khoa học thuộc Đại học bang São Paulo, cho biết: “Là một nhà khoa học, khoảnh khắc vui nhất là khi bạn nhìn thấy cái gì đó mới và bạn là người duy nhất biết. Nhưng thật không may, ngày nay, chúng ta đang mất đi các loài chưa được xác định nhanh hơn tốc độ những loài mới được mô tả".

Câu chuyện thú vị về loài cóc mới

Giáo sư Nunes và nhóm của ông đã tìm thấy loài cóc bí ngô B. rotenbergae qua 76 cuộc khảo sát thực địa từ năm 2018 đến năm 2019 ở dãy núi Mantiqueira cao 2.132 m so với mực nước biển. Họ dành hàng giờ lang thang trên các mỏm đá và những con suối chảy qua rừng.


Hình ảnh về loài cóc bí ngô mới được phát hiện. Ảnh: Plos One. 

Hầu hết các loài cóc bí ngô đều khá giống nhau. Chúng là những con ếch đặc biệt nhỏ bé, nằm trong số những loài nhỏ nhất trên thế giới với chiều dài chỉ hơn một cm và thường có làn da màu quýt, tươi sáng tiết ra một chất độc thần kinh cực mạnh.

Trở lại phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu DNA của 71 con cóc và so sánh chúng với các mẫu loài cóc bí ngô đã biết. Họ cũng phân tích các đặc điểm vật lý, cấu trúc xương, hành vi của chúng và ghi âm các cuộc gọi giao phối của chúng để xác định rằng đây là một loài mới.

Chẳng hạn, loài cóc bí ngô mới nhỏ hơn những loài cóc đã biết khác, với chiếc mõm nhỏ hơn. Các đặc điểm bất thường khác bao gồm các hoa văn màu đen, mờ trên da và sở thích sống ở độ cao hơn trong rừng Atlantic.

Ông Nunes cho biết, các loài sinh vật này không thể nghe thấy âm thanh tiếng gọi của chúng vì tai của chúng chưa phát triển.

“Giao tiếp của chúng về cơ bản là bằng hình ảnh, vì những con cóc này có thể giao tiếp bằng cách há miệng”, ông nói thêm.

Đặc biệt, có một điều bí ẩn là loài B. rotenbergae có các mảng xương trên hộp sọ và lưng phát tia huỳnh quang và có thể phát sáng qua da dưới ánh sáng tia cực tím, một bước sóng mà chúng có thể nhìn thấy, nhưng con người thì không. Ông Nunes cho biết thêm, chỉ có hai loài cóc bí ngô khác được biết là có khả năng phát sáng huỳnh quang. Ông không biết xương huỳnh quang dùng để làm gì, nhưng chúng có thể đóng vai trò trong giao tiếp.


Loài này có các mảng xương trên hộp sọ và lưng phát sáng màu xanh lục qua da dưới tia UV.  Ảnh: Plos One.

Còn rất nhiều việc phải làm

Giáo sư Michel Varajao Garey, thuộc Viện Khoa học tự nhiên và đời sống Mỹ Latinh (ILACVN) cho biết, phương pháp tiếp cận của Giáo sư Nunes và các đồng nghiệp là toàn diện.

Một phương pháp kỹ lưỡng như vậy có thể “tiết lộ sự đa dạng vẫn chưa được biết đến” và có thể phân loại lại một số loài đã bị gắn nhãn sai.

Các tác giả cho biết, trên thực tế, cho đến khi có nghiên cứu này, loài B. rotenbergae đã bị phân loại nhầm thành B. ephippium vì trông rất giống.

Hiện chưa rõ số lượng của loài mới, nhưng ông Nunes và các đồng nghiệp hy vọng sẽ tiến hành thêm nhiều cuộc khảo sát để tìm ra nơi nó sinh sống, cũng như tìm kiếm nhiều loài cóc bí ngô hơn.

Hầu hết các phần còn lại của rừng Atlantic được bảo vệ trong các khu bảo tồn thiên nhiên, nhưng các khu vực này vẫn bị đe dọa bởi nạn phá rừng, biến đổi khí hậu và sự thay đổi mục đích trong sử dụng đất. Mặc dù tỷ lệ phá rừng đang giảm ở Brazil, nhưng có hơn 28.000 mẫu đất rừng đã bị  phá trong năm 2018.

Giáo sư Nunes hy vọng khám phá này sẽ truyền cảm hứng cho chính phủ và các tổ chức chăm sóc tốt hơn các nguồn tài nguyên của mình, trong đó có việc theo dõi chặt chẽ các loài bị đe dọa.

Giáo sư Nunes nói: "Thiên nhiên chỉ ổn định nếu nó đủ phức hệ. Điều này cho thấy sự đa dạng sinh học là điều tối quan trọng đối với một quốc gia rộng lớn như Brazil".

Theo National Geographic, Newscientist

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 05/05/2021
Hoa Lan
Sinh học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 06:26 13/05/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi

Sáng ngày 11/4, tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi cho 30 hộ nông dân nuôi trồng thủy sản.

Nuôi lồng bè trên biển
• 06:26 13/05/2024

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 06:26 13/05/2024

Loài cá bé nhỏ tạo ra âm thanh cực lớn

Không sở hữu một thân hình đồ sộ, nhưng loài Danionella cerebrum bé nhỏ đang trở thành một đối tượng khoa học được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả khả quan trong những nghiên cứu về sự phát triển và hành vi phức tạp ở thần kinh nhờ vào khả năng tạo ra âm thanh cực lớn.

Danionella cerebrum
• 06:26 13/05/2024

Tại sao điều trị bệnh trên tôm lại kém hiệu quả?

Việc trị bệnh trong ngành nuôi tôm luôn là một thách thức không nhỏ đối với những người làm trong lĩnh vực này.

Tôm bệnh
• 06:26 13/05/2024