Phát triển bền vững mô hình lúa - tôm và ứng dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao

Xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa và mô hình nuôi tôm công nghệ cao để ổn định sinh kế bền vững cho người dân

Mô hình lúa - tôm
Mô hình lúa - tôm tại xã An Nhơn (ảnh: Quốc Vinh)

An Nhơn là địa phương có hệ sinh thái đặc trưng mặn, ngọt rõ rệt, phù hợp để phát triển nuôi tôm và trồng lúa, với hơn 2.200 ha đất nuôi trồng thủy sản, 930 ha đất sản xuất lúa. Sau nhiều năm thực hiện công tác khuyến nông, hỗ trợ bà con nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lúa và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất kết hợp với sản xuất đa canh đã trở thành hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả trên vùng đất nhiễm mặn này.

Tuy nhiên, do chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, nhất là tình hình xâm nhập mặn, hạn hán ngày càng diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của người dân. Từ đó, An Nhơn đã dần hình thành và phát triển các loại hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó ứng dụng mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa là một trong những mô hình sinh kế bền vững, phù hợp cho vùng đất nhiễm mặn.

Trên cơ sở Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” của Chính phủ, tỉnh, huyện đã có nhiều văn bản chỉ đạo xã thực hiện, trong đó ngành nông nghiệp huyện đã quan tâm, hướng dẫn nông dân chuyển đổi các mô hình sản xuất. Theo đó, xã An Nhơn chọn mô hình lúa - tôm để triển khai thực hiện và nhân rộng. Đây là mô hình phù hợp với điều kiện tự nhiên tại xã. Nông dân nhận thức được hiệu quả của việc trồng lúa trên đất nuôi tôm có tác dụng cải tạo đất, tái tạo môi trường, hạn chế được tình trạng vùng nuôi bị suy thoái do đất bị ngập mặn lâu, môi trường nuôi ổn định, đặc biệt không sử dụng thuốc, hóa chất, hạn chế chi phí, lợi nhuận tăng cao. Đến nay, xã có 560 hộ nuôi với diện tích hơn 590 ha, năng suất lúa trung bình 4 - 4,5 tấn/ha, năng suất tôm đạt 500 - 700 kg/ha, lợi nhuận bình quân từ 80 - 100 triệu đồng/ha.

Sự kết hợp giữa kinh nghiệm của nông dân và ứng dụng khoa học phù hợp vào mô hình lúa - tôm đã mang lại lợi ích, hiệu quả kinh tế rõ rệt, tận dụng được hai đối tượng nuôi trồng trên cùng diện tích. Mô hình này đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm, hài hòa với môi trường tự nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu. Mặt khác, hệ thống canh tác luân canh lúa - tôm giúp hạn chế sử dụng hóa chất độc hại, sử dụng tài nguyên nước hợp lý theo từng mùa vụ trong năm, tạo ra chuỗi sản phẩm sạch.

Cùng với mô hình lúa - tôm, từ năm 2017 đến nay, phong trào nuôi tôm thâm canh hai giai đoạn phát triển mạnh ở An Nhơn. Một số hộ nuôi tôm thâm canh đã mạnh dạn chuyển từ hình thức nuôi tôm thâm canh truyền thống sang kỹ thuật nuôi thâm canh hai giai đoạn thích ứng với biến đổi khí hậu, được đầu tư xây dựng bài bản, áp dụng quy trình nuôi tôm cải tiến khoa học kỹ thuật, đảm bảo an toàn môi trường, không sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho tôm. Theo đó, năng suất tôm nuôi đạt khoảng 5 - 7 tấn/1.000 m2, cao gấp 3 - 4 lần so với nuôi truyền thống. Đồng thời, mô hình nuôi này kiểm soát được dịch bệnh, rút ngắn thời gian nuôi, nâng cao mật độ, năng suất, sản lượng, giảm thiểu rủi ro và chi phí.

Hiện tại, toàn xã có 30 hộ thực hiện mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao với diện tích hơn 60 ha, bước đầu mở ra hướng phát triển mới trong nuôi thủy sản bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo ông Lê Trọng Quyền, Bí thư Đảng ủy xã An Nhơn, để tiếp tục phát triển và nhân rộng mô hình luân canh lúa - tôm và nuôi tôm công nghệ cao theo hướng nâng cao hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, thời gian tới huyện cần quan tâm, hỗ trợ xã rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng nuôi chuyên canh tôm và vùng sản xuất lúa phù hợp điều kiện từng địa phương. Bổ sung các chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, chính sách quản lý và sử dụng đất sản xuất lúa, tôm hợp lý. Hỗ trợ phát triển thành lập tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

Cùng với đó, quan tâm đầu tư hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất, hệ thống quan trắc môi trường, khuyến cáo lịch thời vụ, phù hợp với điều kiện trồng lúa và nuôi tôm. Tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng tôm giống, chọn, lai tạo các giống lúa chịu mặn cao, thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với thổ nhưỡng từng địa phương. Tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, phổ biến, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả. Xây dựng thương hiệu gạo sạch, tôm sạch, chất lượng cao để quảng bá sản phẩm ra thị trường nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp…

Đài Truyền thanh Thạnh Phú
Đăng ngày 19/08/2020
Minh Mừng
Nuôi trồng

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 10:29 03/10/2024

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm. Khi sử dụng hóa chất, nếu không tuân thủ đúng quy trình và thời gian giãn cách, tôm có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến stress, giảm sức đề kháng hoặc thậm chí gây chết.

Ao nuôi tôm
• 09:41 03/10/2024

Cá tra hao hụt giống 95%, nuôi thương phẩm 30 - 50%

Dự án thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá cá tra (do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế đồng tài trợ) cho kết quả nghiên cứu bước đầu rất đáng quan tâm. Thông tin từ Tiến sỹ Nguyễn Văn Kiền và Kim Alexander của dự án.

Cá tra
• 09:58 02/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 21:06 04/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 21:06 04/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 21:06 04/10/2024

Những yếu tố sống còn quyết định thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giống Postlarvae chiếm 8 – 10 %, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao, nhưng quyết định sự thành công của mô hình do liên quan đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của tôm sau chu kỳ nuôi cao, đồng nghĩa mô hình thành công, có lợi nhuận.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:06 04/10/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 21:06 04/10/2024
Some text some message..