Tách chiết các hợp chất sinh học chitin, chitosan từ vỏ tôm, hay collagen và gelatin từ da cá tra cho công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm; bột protein, dầu cá, dịch protein thủy phân làm thức ăn cho chăn nuôi. Các kỹ thuật này đòi hỏi phải tìm tòi nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ cũng như đầu tư kinh phí bước đầu.
Giá trị của nguồn phụ phẩm từ thủy sản được những người làm trong ngành ví là “mỏ vàng”, một số doanh nghiệp trong nước đã tận dụng được “mỏ vàng” này, nhưng vẫn còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết.
Từ hàng chục năm qua Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu thủy sản, với kim ngạch xuất khẩu hằng năm trung bình khoảng 9 tỷ USD. Thế nhưng, việc thủy sản chế biến cũng tạo ra nguồn phế, phụ phẩm rất lớn, có thể gây hủy hại môi trường. Tuy nhiên nếu giải quyết được bài toán công nghệ và khai thác tốt tiềm năng của những phụ phẩm thủy sản tỷ đô sẽ được khơi dậy.
Đầu tôm có thể chiết xuất được nhiều nguyên liệu cơ bản như nguyên liệu thực phẩm
Hiện nay, 1kg tôm được chế biến có thể mang lại 20 USD cho danh nghiệp nhưng 1 kg chitosan dùng trong y tế tái tạo da được chiết xuất từ đầu, vỏ tôm có thể mang đến danh nghiệp gần 500 USD. Đầu và vỏ tôm chứa tới 45% protein, 22% khoáng, 17% chitin, 8% lipid... Từ đầu và vỏ tôm có thể chiết xuất được nhiều nguyên liệu cơ bản như nguyên liệu thực phẩm (dầu tôm, chiết xuất tôm, nước mắm tôm...), polymer sinh học (chitin, chitosan...), và nhiều chất dinh dưỡng khác (peptide, khoáng, astaxanthin...).
Với hơn 320 nghìn tấn phụ phẩm tôm thải ra, mỗi năm các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư công nghệ để khai thác tối đa nhằm đóng góp ít nhất 10% trong giá trị ngành tôm. Gía trị tạo ra từ phụ phẩm tôm tăng theo ứng dụng sản phẩm cuối, ở ngành chăn nuôi giá trị tăng gấp 3 đến 5 lần, ngành thực phẩm giá trị tăng gấp 5 đến 10 lầm, ở ngành thực phẩm chức năng tăng 15 đến 20 lần, ngành dược phẩm tăng từ 20 đến 30 lần.
Phụ phẩm cá tra cũng có tiềm năng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Với khoản 1,2 triệu tấn cá tra nguyên liệu mỗi năm tương đương gần 200 nghìn tấn mỡ cá, nếu được chế biên toàn bộ thành dầu ăn có thể đem lại tổng doanh thu 300 triệu USD. Ngoài ra một số doanh nghiệp còn nghiên cứu sâu để tách chiết collagen từ da cá làm thực phẩm chức năng, giúp nâng giá trị sản phẩm phần còn lại lên đến 4-5 lần.
Xương cá có thể sản xuất bột xương cá cho chăn nuôi
Ngoài da cá, mỡ cá, thì đầu cá, thịt vụn nội tạng, xương cá cũng là nguồn phụ phẩm có giá trị. Việc tận dụng phụ phẩm cá tra giúp người nuôi/chế biến cá tra có thêm thu nhập. Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường từ ngành công nghiệp chế biến. Ứng dụng sử dụng bột cá tra thay thế bột cá biển trong nuôi trồng thủy sản sẽ góp phần giảm bớt áp lực chi phí thức ăn cao cho người nuôi trồng. Tăng cường mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thực phẩm.
Tuy nhiên như đề cập ở trên, bên cạnh những khó năng về công nghệ, vốn, thì năng lực điều hành và thương mại sản phẩm cũng là những nguyên nhân dẫn đến tiềm năng ngành vẫn chưa khai thác hết. Do đó cần có sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, cũng như các bên có liên quan.
Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "xem xét lựa chọn doanh nghiệp, chuỗi sản xuất tôm, cá tra, cá ngừ, rong tảo biển để hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật trong nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng cao có nguồn gốc từ nguyên liệu và phụ phẩm thủy sản” (Tại Điểm c Khoản 1 Điều 2. Bộ Khoa học và Công nghệ “....đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các mặt hàng giá trị gia tăng (dầu cá, collagen, chitin, chitosan, bột cá...) từ phụ phẩm trong chế biến thủy sản” (Tại Điểm a Khoản 2 Điều 2). Ngoài ra, tăng cường học hỏi các mô hình từ các nước khác, tạo điều kiện cho các danh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này một cách mạnh mẽ. Nâng cao giá trị nguồn phụ phẩm thủy sản và hạn chế sự ảnh hưởng của chúng đến môi trường.