Quảng Nam: Cá lồng bè chết liên tục, người nuôi thiệt hại nặng

Liên tục 1 tuần qua, nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè ở TP Tam Kỳ (Quảng Nam) điêu đứng khi cá nuôi chết hàng loạt. Đa số cá chết đều đã đến thời điểm xuất bán nên các chủ lồng thiệt hại nặng.

Quảng Nam: Cá lồng bè chết liên tục, người nuôi thiệt hại nặng
Nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè ở TP Tam Kỳ thiệt hại do cá nuôi chết liên tục

Nhiều năm qua, tại hai con sông Bàn Thạch và sông Tam Kỳ (TP Tam Kỳ) nhiều người dân đã tận dụng diện tích mặt nước để đầu tư xây dựng lồng bè, thả nuôi cá thương phẩm. Theo các hộ nuôi, thông thường mọi năm khi đến thời điểm đầu hè, do thời tiết nắng nóng cùng với nước mặn xâm nhập dẫn đến một số cá nuôi bị chết. Nếu như những năm trước cá chỉ chết rải rác thì năm nay số lượng các chết hàng loạt và liên tục khiến người nuôi lo lắng.

Năm nay, ông Nguyễn Duy Tuấn (SN 1968, trú phường Phước Hòa, TP Tam Kỳ) nuôi 21 lồng bè cá diêu hồng trên sông Tam Kỳ với nhiều lứa tuổi khác nhau. Khoảng 1 tuần trở lại đây cá bắt đầu chết. 

“Tôi nuôi cá lồng bè đã được hơn 10 năm nhưng chưa có năm nào vào thời điểm này cá chết nhiều như vậy. Sáng nào tôi cũng vớt được 1 bao cá chết với trọng lượng mỗi bao khoảng 60kg. Liên tục 7 ngày qua tính ra số cá chết cũng lên đến vài tạ nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại”, ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cho biết, đa số cá chết là cá lớn, khoảng từ 6 - 7 tháng tuổi, đạt trọng lượng từ 0,7 - 0,8kg và bắt đầu xuất bán. Sau một đêm, cá có dấu hiệu đuối sức, nổi trắng mặt nước được 1 thời gian ngắn rồi chết nên sau đó gia đình ông chỉ biết vớt lên cho các hộ làm thức ăn cho heo.

“Cá chết do thời tiết nắng nóng và môi trường nước bị nhiễm mặn nên chúng tôi không có cách nào xử lý cả. Tính ra gia đình tôi thiệt hại khoảng 100 triệu đồng. Bây giờ chỉ cố gắng xuất bán dần để thu lại vốn và giảm thiệt hại thôi”, ông Tuấn nói.

Tương tự như gia đình ông Tuấn, 10 lồng nuôi cá diêu hồng của anh Trần Văn Đức (trú phường An Xuân, TP Tam Kỳ) mấy ngày qua cũng chết đến vài tạ khiến gia đình thiệt hại khoảng từ 40 - 50 triệu đồng.

“Không chỉ  gia đình tôi mà hầu như tất cả các hộ nuôi ở đây đều bị thiệt hại. Nếu trong thời gian tới không có mưa để trung hòa nguồn nước và giảm bớt độ mặn thì cá còn chết nữa”, anh Đức nói.


Một tuần qua, lượng cá của gia đình anh Nguyễn Duy Tuấn (trú phường Phước Hòa, TP Tam Kỳ) chết vài tạ, thiệt hại khoảng 100 triệu đồng

Các chủ lồng đều cho biết, do nước nhiễm mặn quá nặng nên cá không thể chịu được rồi chết liên tục. Bởi không chỉ có cá nuôi lồng bè mà cả các loại cá sống ngoài tự nhiên ở sông Tam Kỳ, Bàn Thạch đều bị chết.

Theo ghi nhận của PV trưa ngày 13/5, tại sông Bàn Thạch (xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ) xác cá chết trắng tấp vào bờ và các lồng nuôi của người dân, bốc mùi hôi thối.   

Ông Châu Thanh Phong, Chủ tịch UBND xã Tam Thăng, cho biết, nguyên nhân khiến cá chết trên sông Bàn Thạch là do nước sông bị mặn xâm nhập, nồng độ mặn lên tới 5/1000. Mấy năm trước, sông Bàn Thạch cũng bị nhiễm mặn nhưng độ mặn thấp (nồng độ chỉ 0,6-0,7/1000). Hiện khu vực sông này vẫn chưa có đập ngăn mặn nên không xử lý được nguồn nước.

Ông Dương Văn Chí, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường TP Tam Kỳ cho biết, vừa rồi đơn vị này mới chỉ nắm được cá ngoài tự nhiên chết. Nguyên nhân là do mấy ngày trước nắng nóng nên nồng độ mặn tăng cao, thiếu khí oxy nên cá chết. Việc này Phòng Tài nguyên - Môi trường  đã kiểm tra xử lý.Còn về việc cá lồng bè chết thì phòng vẫn chưa nắm được. Sau khi nghe thông tin PV phản ánh, sáng mai (14/5), phòng sẽ báo cáo UBND TP Tam Kỳ để chỉ đạo phòng Kinh tế kiểm tra. 

NNVN
Đăng ngày 14/05/2019
Duy Khánh
Môi trường

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 13:11 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 13:11 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 13:11 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 13:11 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 13:11 19/01/2025
Some text some message..