Quảng Nam: Nổi lo tôm giống

Tôm giống tốt hay xấu là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với thành công hay thất bại của nghề nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh. Việc kinh doanh tôm giống cho thấy những bất cập vào thời điểm này.

Nỗi lo tôm giống, chất lượng tôm giống, nuôi tôm
Quảng Nam đang thu hút đầu tư vào Khu sản xuất và kiểm định giống thủy sản tập trung. Ảnh: V.QUANG

Tràn lan tôm giống

Quảng Nam có hơn 2 nghìn héc ta diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ kỳ vọng đem lại thu nhập cao cho người nuôi nhưng thực tế ngược lại, những cánh đồng tôm trơ trọi, hoang hóa vào thời điểm này. Nhiều nông hộ cho biết, cứ  nuôi tôm thì thất bát, hậu quả là nợ nần chồng chất. Nguyên nhân đầu tiên được nhắc đến là tôm giống không đảm bảo chất lượng. Theo quan sát của chúng tôi, giống tôm thẻ chân trắng được các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh nuôi trong thời gian qua chia làm 2 loại: các giống tôm uy tín, đã khẳng định thương hiệu và giống tôm chợ, tôm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Với các giống tôm thẻ chân trắng uy tín như Nam miền Trung, U.P, C.P, chỉ có các nông hộ hay nhóm hộ nuôi quy mô lớn mới tiếp cận được. Còn giống tôm chợ thì tràn lan, giá rẻ, ai cũng có thể mua được.

Ở xã Tam Hải (Núi Thành) hiện có 12 cơ sở kinh doanh tôm giống. Tất cả cơ sở này đều chỉ thực hiện ương, dưỡng tôm giống khi mua về từ các trại tôm giống ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa... với điều kiện kinh doanh không đảm bảo. Các bể ương, dưỡng tôm giống được đầu tư sơ sài, các hồ chứa nước đen đặc được nhiều thiết bị sục khí cung cấp ôxy giúp tôm duy trì sự sống. Mỗi trại tôm giống chỉ được chủ cơ sở đầu tư khoảng 3 - 4 bể chứa tôm giống. Các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng không đảm bảo. Nhiều trại tôm giống leo lắt ánh sáng mờ đục. Nhiệt độ nóng đến nỗi không khí hầm hập bao vây. “Chỉ có công ty lớn tạo được giống tôm thẻ chân trắng mới có đủ vốn để đầu tư hạ tầng kiên cố. Chúng tôi chỉ mua tôm giống về, ương nuôi thì ít, chủ yếu là dưỡng tôm giống trong vài ngày rồi bán lại cho các hộ nuôi tôm nhỏ lẻ thôi” - một hộ kinh doanh tôm giống ở thôn Tân Lập (xã Tam Hải) nói.

Nhiều hộ kinh doanh tôm giống cho rằng, số lượng tôm giống bán ra ngày càng ít ỏi. Nguyên nhân là vì nuôi tôm quá thất bát trong thời gian qua khiến các hộ nuôi tôm không dám thả nuôi. Lý do chính là các nhóm hộ nuôi tôm đã hình thành, kết hợp với nhau rồi liên hệ, tự mua tôm giống, vận chuyển về từ các địa phương khác chứ không mua tôm giống lẻ tẻ ở các trại tôm giống nhỏ lẻ. “Tôi kinh doanh tôm giống bấy lâu nay nhưng thấy mua bán ngày càng khó khăn hơn nên có nhiều thời điểm đã đi bắt tôm hùm con và đi “bạn” cho một số chủ tàu trên địa bàn. Đến khi nào không bán được tôm giống nữa thì nghỉ chứ biết sao” - một hộ kinh doanh tôm giống ở thôn Thuận An (xã Tam Hải) nói. Các hộ kinh doanh giống tôm sú ở phường Điện Dương (thị xã Điện Bàn) cũng đang cầm cự qua ngày vì tôm sú ngày càng ít được nuôi trên địa bàn tỉnh.

Cần đảm bảo chất lượng

Hầu hết trại kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh đều không đủ cơ sở hợp pháp để tồn tại. Theo quy định tại Thông tư 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22.5.2013, các cơ sở ương, dưỡng giống thủy sản bắt buộc phải có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp nuôi trồng thủy sản trở lên hoặc có giấy chứng nhận/chứng chỉ được đào tạo về nuôi trồng thủy sản do cơ quan có chức năng cấp. Quảng Nam có đến 52 cơ sở kinh doanh tôm giống tồn tại nhưng hầu hết không hội đủ điều kiện đó. Cùng theo quy định, chủ cơ sở ương, dưỡng tôm giống bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống thủy sản và đảm bảo chất lượng giống thủy sản đã công bố; thực hiện ghi nhãn giống thủy sản khi lưu thông. Điều này không được thực hiện ở các trại kinh doanh tôm giống tại Quảng Nam. Cũng cần nói thêm, các cơ sở kinh doanh tôm giống phải thực hiện ghi chép hồ sơ theo dõi trong quá trình ương, dưỡng tôm giống, thực hiện lưu giữ hồ sơ tối thiểu là 2 năm nhưng nhiều trại giống bỏ qua yếu tố này mà vẫn tồn tại. Với các điều kiện kinh doanh sơ sài, không đảm bảo thì con tôm giống chất lượng kém đến với nông hộ nuôi tôm là điều dễ hiểu.

Theo ông Nguyễn Tấn Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Hải, con giống từ các trại kinh doanh tôm giống trên địa bàn đến với người nuôi tôm có đảm bảo chất lượng hay không thì không thuộc thẩm quyền chức năng của chính quyền cấp xã. Đất đai mà các chủ trại tôm giống sử dụng thuộc quyền sở hữu của họ hay được UBND xã Tam Hải thống nhất cho thuê nên họ không có vi phạm trong kinh doanh. “Chúng tôi đâu thể căn cứ vào các quy định của ngành thủy sản mà kiểm tra các trại kinh doanh tôm giống. Chúng tôi sẵn sàng tạo điều kiện và phối hợp với các chức năng của tỉnh, huyện để kiểm tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh tôm giống, qua đó đảm bảo hơn về chất lượng tôm giống cho người nuôi đến mua” - ông Hùng nói.

Theo ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, tất cả tôm giống nhập về Quảng Nam đều có giấy chứng nhận kiểm dịch nhưng việc kiểm tra đánh giá thực sự chất lượng con giống, nguồn gốc con giống chưa thực hiện được. Các cơ sở tạo giống tôm sú và ương, dưỡng giống tôm thẻ chân trắng cung cấp cho thị trường gần 1 tỷ con tôm giống. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất và cung ứng giống tôm nước lợ trong tỉnh còn nhỏ, phân tán và chưa đáp ứng được nhu cầu con giống, cả về số lượng và chất lượng. Bà Phạm Thị Hoàng Tâm - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Nam cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện chưa có cơ sở tạo giống tôm thẻ chân trắng. Hiện tại, UBND tỉnh đã hoàn chỉnh xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu sản xuất và kiểm định giống thủy sản tập trung (thôn Phương Tân, xã Bình Nam, Thăng Bình) với quy mô khoảng 20ha. Tỉnh đang chú trọng thu hút đầu tư và đến thời điểm này có 2 công ty đang thực hiện các thủ tục cần thiết để có thể vào sản xuất tôm giống ở Khu sản xuất và kiểm định giống thủy sản tập trung. Khi đó, chất lượng giống tôm thẻ chân trắng sẽ ổn định, dần hiện thực chủ trương nuôi thủy sản bền vững của tỉnh.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 22/08/2017
Việt Quang
Nguyên liệu

Bắt tàu cá Cà Mau vi phạm vùng biển nước ngoài

Thông tin từ Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển (CSB) 4, đến 14 giờ, ngày 3/8 đơn vị đã dẫn giải tàu cá CM - 99275-TS về đến cảng Hải đội 421, Hải đoàn 42 Cảnh sát biển tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn để tiến hành xử lý vi phạm theo quy định.

tàu cá bị bắt
• 10:29 04/08/2021

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng sống về chủ quyền biển, đảo

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa diễn ra tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã trở thành nghi lễ đặc biệt quan trọng, mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh đặc sắc của người dân đảo Lý Sơn nhằm tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa. Dưới đây là những hình ảnh đẹp về Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được ghi lại vào tháng 4/2021.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.
• 12:10 20/05/2021

Những góc nhìn bình dị từ cuộc sống của người dân miền biển

Dẫu cuộc sống miền biển có bộn bề khó khăn nhưng hạnh phúc vẫn luôn được tìm thấy đâu đó trong những bộn bề ấy, hạnh phúc hiện diện từ những điều nhỏ bé, bình dị nhất. Sự bộn bề cơ cực ấy thể hiện rõ trên những chuyến đi dài, những chuyến đi với sự trở về của một khoang tàu đầy ắp cá. Hạnh phúc, vui mừng vì một chuyến đi bội thu không có những cơn giận dữ bất thường nào của biển cả.

Bình minh trên biển.
• 07:11 17/05/2021

Quy định mới về giao khu vực biển

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

nuôi lồng bè trên biển
• 14:25 18/02/2021

Xu hướng thức ăn thay thế trong nuôi trồng thủy sản: Côn trùng, Vi tảo và lợi ích bền vững

Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh chóng đang đối mặt với một thách thức cốt lỗi và ngày càng cấp bách đó chính là sự thuộc quá lớn vào nguồn thức ăn truyền thống, đặc biệt là bột cá và dầu cá. Để giải quyết khó khăn này, nhiều nguồn protein thay thế như côn trùng và vi tảo đang nổi lên như những ứng cử viên sáng giá.

Thức ăn thủy sản
• 10:27 11/06/2025

Tái sử dụng phụ phẩm chế biến thủy sản, nâng giá trị, giảm lãng phí

Mỗi năm, ngành chế biến thủy sản Việt Nam tạo ra hàng triệu tấn phụ phẩm như đầu, xương, da cá, vỏ tôm, nội tạng… Song phần lớn trong số này chưa được tận dụng hiệu quả. Trong bối cảnh kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững ngày càng được chú trọng, việc tái chế phụ phẩm thủy sản thành các sản phẩm có giá trị đang mở ra nhiều cơ hội. Bài viết phân tích tiềm năng, các hướng đi tiêu biểu và những rào cản trong việc khai thác nguồn tài nguyên quý giá này.

Vỏ tôm
• 15:17 09/06/2025

Bronopol trị bệnh gì?

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm, cá phát triển mạnh, nhưng cũng kéo theo nhiều bệnh do nấm gây ra trong ao nuôi. Để xử lý, nhiều bà con đã tin dùng Bronopol – một loại hóa chất diệt khuẩn hiệu quả trong thủy sản. Vậy Bronopol trị bệnh gì và dùng sao cho đúng? Bài viết sau sẽ giải đáp rõ ràng, dễ hiểu để bà con tham khảo.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:39 29/05/2025

Bí quyết xử lý nước bằng thuốc tím mà người nuôi cần biết

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì chất lượng nước ao và kiểm soát dịch bệnh là yếu tố quyết định đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Một trong những giải pháp thường được áp dụng để xử lý nước và phòng ngừa mầm bệnh chính là thuốc tím, hay còn gọi là kali permanganat (KMnO₄). Với đặc tính oxy hóa mạnh, hợp chất này mang lại nhiều lợi ích thiết thực nếu được sử dụng đúng cách và đúng thời điểm.

Thuốc tím
• 09:00 17/05/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 04:12 15/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 04:12 15/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 04:12 15/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 04:12 15/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 04:12 15/06/2025
Some text some message..