Quảng Nam: Triển vọng mô hình nuôi ếch thương phẩm

Nhận thấy nghề nuôi ếch phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Nông Sơn đã triển khai mô hình nuôi ếch thương phẩm, bước đầu cho kết quả khả quan, có thể nhân rộng trên địa bàn.

Quảng Nam: Triển vọng mô hình nuôi ếch thương phẩm
Nông dân tham quan mô hình nuôi ếch thương phẩm của ông Mai Trính. Ảnh: T.LÊ

Với kinh nghiệm 11 năm nuôi ếch trong bể xi măng, ông Mai Trính (thôn Tứ Trung, xã Quế Lâm) mạnh dạn đăng ký thực hiện mô hình nuôi ếch thương phẩm do Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Nông Sơn triển khai. Với quyết tâm thoát nghèo từ nghề nông và yêu thích việc chăn nuôi, ông Trính đã tìm hiểu và thử nghiệm nuôi ếch trong bể xi măng. Vừa nuôi, vừa rút kinh nghiệm, sau vài năm đầu triển khai, ông Trính đã mở rộng diện tích nuôi ếch lên 300m² với 9 hồ nuôi. Với hình thức nuôi kế mí, ông Trính thường xuyên duy trì 4.000 con ếch trong hồ. Tuy nhiên, vì thiếu kỹ thuật chăn nuôi, cách xử lý khi ếch bị bệnh nên đàn ếch bị hao hụt nhiều. Tháng 4.2019, ông Trính tham gia mô hình nuôi ếch thương phẩm do Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Nông Sơn triển khai. Theo đó, trung tâm hỗ trợ ông Trính 7.000 con ếch giống, 50% chi phí mua thức ăn và thuốc phòng, trị bệnh cho ếch, đồng thời thường xuyên cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật nuôi và chăm sóc ếch.

Theo ông Trính, từ khi tham gia mô hình, ông được trung tâm tập huấn kỹ thuật nuôi cũng như cách phòng, điều trị một số bệnh thường gặp ở ếch như tê liệt, thình bụng, hiện tượng sốt xuất huyết... Đặc biệt, việc bổ sung vitamin C và men tiêu hóa cho ếch trong thời gian đầu để giúp ếch thích nghi với điều kiện chăn nuôi, tăng sức đề kháng, giảm hẳn lượng ếch hao hụt. Qua 3 tháng nuôi và chăm sóc, đàn ếch của gia đình ông Trính phát triển khỏe mạnh, đến nay bắt đầu xuất bán thương phẩm. “Trước đây, với số lượng duy trì 4.000 con trong hồ, một vụ ếch 2,5 tháng cho thu nhập khoảng 12 triệu đồng. Tham gia thực hiện mô hình, nhờ được hỗ trợ kỹ thuật nên đến nay ếch phát triển rất tốt, khả năng vụ này cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng” – ông Trính cho biết thêm.

Không riêng gì hộ ông Trính, việc tham gia mô hình nuôi ếch thương phẩm còn giúp một số hộ mới bắt đầu nuôi ếch được chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi. Ông Nguyễn Văn Mai (thôn Tứ Trung, xã Quế Lâm) bắt đầu nuôi ếch từ năm 2018 với diện tích 40m² gồm 4 hồ nuôi. Ông Mai cho biết, do mới nuôi nên ông không có kinh nghiệm, ếch thường xuyên bị bệnh và chết khiến tổng đàn hao hụt nhiều. Sau khi tham gia mô hình, nhờ được hỗ trợ kỹ thuật nên ông Mai nắm rõ quy trình chăn nuôi, nhất là việc phân ếch ra các hồ khác nhau theo kích cỡ, tránh tình trạng ếch lớn ăn ếch nhỏ. Hiện nay, ngoài thức ăn viên, ông Mai còn bổ sung các loại thức ăn tự nhiên như trùn, tôm, cá nhỏ, ốc giã nhuyễn giúp ếch phát triển tốt hơn. “Với giá thành dao động từ 45 – 50 nghìn đồng/kg như hiện nay, 3.000 ếch giống tham gia mô hình của gia đình tôi ước sẽ cho lãi hơn 7 triệu đồng, lợi nhuận gấp đôi so với năm 2018. Cuối năm nay, tôi sẽ xây thêm hồ để mở rộng diện tích nuôi ếch thương phẩm” – ông Mai chia sẻ.

Mô hình nuôi ếch thương phẩm được Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Nông Sơn triển khai từ tháng 4.2019 với sự tham gia của 3 hộ dân ở xã Quế Lâm và Quế Ninh. Theo đó, trung tâm hỗ trợ 14.453 con ếch giống, 50% chi phí mua thức ăn và thuốc phòng, trị bệnh cho ếch. Cán bộ trung tâm thường xuyên theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của ếch để hỗ trợ kỹ thuật kịp thời cho các hộ. Ông Lê Quốc Sỹ - Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Nông Sơn cho biết, đơn vị chọn tham gia mô hình gồm hộ nuôi ếch đã lâu và hộ mới nuôi để các hộ dễ dàng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Việc nuôi ếch không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc nên người nuôi có thể cùng lúc phát triển các mô hình kinh tế khác. “Nuôi ếch thương phẩm không quá khó, điều quan trọng là phải nắm bắt được kỹ thuật và chịu khó quan sát tập tính sinh sống của ếch, chú trọng đến nguồn nước. Mô hình nuôi ếch thương phẩm là một hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi, áp dụng kỹ thuật mới, không gây ô nhiễm môi trường, có thể nhân rộng trên địa bàn huyện. Qua đó đẩy mạnh sản xuất thực phẩm an toàn, bảo vệ môi trường và góp phần tăng thu nhập cho nông dân” – ông Sỹ nói.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 13/07/2019
Tâm Lê
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Tôm chết nổi trên mặt nước

Một trong những hiện tượng nghiêm trọng và ám ảnh nhất chính là tôm chết nổi trên mặt nước. Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đàn tôm đang bị đe dọa nghiêm trọng, mà còn là lời cảnh báo về một chuỗi vấn đề tiềm ẩn trong quy trình quản lý ao nuôi. Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy được trong quá trình nuôi, nhằm giúp bà con hiểu rõ nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả hiện tượng tôm chết nổi.

Tôm chết
• 10:10 22/04/2025

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu là một công nghệ tiên tiến giúp phát hiện và ngăn ngừa dịch bệnh trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm thâm canh.

Máy đo môi trường
• 10:47 21/04/2025

Nếu vì một nguyên nhân nào đó sinh ra khí độc thì phải xử lý như thế nào?

Trong quá trình nuôi tôm, khí độc là một trong những yếu tố nguy hiểm âm thầm nhưng đầy sát thương.

Ao nuôi tôm
• 10:02 21/04/2025

Một số loài nấm dễ xuất hiện trong ao nuôi

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng quen với những “hung thần” như vi khuẩn Vibrio, khí độc NH₃, NO₂ hay tảo độc bùng phát. Nhưng ít ai chú ý đến một nhóm “sát thủ thầm lặng” khác – nấm thủy sinh.

Nấm ở ao nuôi
• 10:05 18/04/2025

Nhu cầu oxy cho tôm thẻ chân trắng và các vấn đề liên quan

Nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình thâm canh, thâm canh công nghệ cao, siêu thâm canh, do bà con thả nuôi mật độ cao, nên hàm lượng oxy hoà tan trong ao nuôi rất cần cho hoạt động sống, trao đổi chất, bắt mồi, tăng trưởng, khả năng đối phó dịch bệnh, thay đổi thời tiết, biến động thông số môi trường. Nhu cầu oxy của tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi từ ≥ 6 mg/lít trở lên, trong quá trình nuôi, bà con đáp ứng đủ nhu cầu trên tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, ít bệnh, tỷ lệ sống cao. Ngược lại, oxy không đủ cung cấp theo nhu cầu, tôm còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ sống thấp.

Ao nuôi tôm
• 07:01 23/04/2025

Tôm chết nổi trên mặt nước

Một trong những hiện tượng nghiêm trọng và ám ảnh nhất chính là tôm chết nổi trên mặt nước. Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đàn tôm đang bị đe dọa nghiêm trọng, mà còn là lời cảnh báo về một chuỗi vấn đề tiềm ẩn trong quy trình quản lý ao nuôi. Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy được trong quá trình nuôi, nhằm giúp bà con hiểu rõ nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả hiện tượng tôm chết nổi.

Tôm chết
• 07:01 23/04/2025

Lặn biển đêm bắt hải sâm gai: Nghề mưu sinh độc đáo của ngư dân Phú Quý

Lặn biển ban đêm để bắt hải sâm gai là một nghề truyền thống độc đáo của ngư dân đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Hoạt động này không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái biển.

Thợ lặn biển
• 07:01 23/04/2025

Gan tôm như thế nào gọi là xấu?

Gan tụy là cơ quan nội tạng quan trọng của tôm, đóng vai trò trong tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng và giải độc. Sức khỏe của gan tụy phản ánh trực tiếp tình trạng tổng thể của tôm nuôi. Gan tụy bị tổn thương không chỉ làm giảm tốc độ tăng trưởng mà còn khiến tôm dễ mắc các bệnh nguy hiểm như hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS).​

Tôm thẻ chân trắng
• 07:01 23/04/2025

Ốc sên tím Janthina janthina trôi dạt vào bờ biển gây xôn xao

Thời gian gần đây, cư dân mạng liên tục chia sẻ hình ảnh và video ghi lại một loài ốc sên biển có màu tím lạ mắt xuất hiện dọc theo các bờ biển.

Ốc tím
• 07:01 23/04/2025
Some text some message..