Quảng Ngãi: Vượt “bão” vươn khơi - Nghề câu mực đi về đâu?

Cuộc sống của hàng nghìn người dân xứ Cù lao Bình Chánh (Quảng Ngãi) phụ thuộc vào thu nhập từ đội tàu câu mực. Thế nhưng, giá mực khô rớt giá đã khiến cho hàng chục con tàu không thể ra khơi.

tàu đánh bắt hải sản
Một con tàu đang được cải tiến để phù hợp với việc đánh bắt hải sản

Không lẽ bỏ biển? Không lẽ cả đời dành trọn cho biển lại xa biển chỉ vì con mực rớt giá? Hàng chục chủ tàu quyết định cải tiến tàu cho phù hợp với một số nghề khác tiếp tục vươn khơi. Họ quyết tâm bám biển đến cùng!

Cải tiến tàu để ra khơi

Gió từ biển thổi vào kéo theo vị mặn của sóng làm cho những ngư dân trẻ ngồi bên bến neo tàu xứ cù lao cứ nhấp nhỏm nhìn về phía những con tàu đang phơi mình trên bến. Phía xa, trên nóc những chiếc tàu câu mực một vài ngư dân đục gõ cải tiến một số bộ phận con tàu để phù hợp với nghề mới

Chèo chiếc thúng lắc lư đưa chúng tôi ra con tàu câu mực QNg-95069TS, đang trong giai đoạn hoàn thiện bộ phận hầm chứa đá, anh Lê Hồng Sơn (chủ tàu) cho biết: Anh và các thành viên đang cải tiến con tàu để ra khơi. Con tàu như là ngôi nhà của mình vậy. Tài sản, niềm tin và hi vọng đều đặt hết vào đấy. Nối nghiệp tổ tiên tiếp tục gắn đời mình với con mực thế mà giờ phải chuyển sang nghề “tay trái”, chứ không thể bỏ biển được.

Con tàu có công suất 410CV (trị giá hơn 1 tỷ đồng được vợ chồng anh tích cóp sau nhiều năm đi bạn cho chủ tàu khác) đóng vào năm 2006. Hạ thủy con tàu vươn khơi xa, chàng ngư phủ trẻ thỏa mãn ước nguyện được làm chủ con tàu và mang một niềm tin tươi sáng nơi biển xa. Thế nhưng, với anh giờ niềm tin ấy mỏng manh như bọt sóng, thấy đó rồi tan biến lúc nào không hay. “Nghề câu mực cho tôi nhiều thứ, con tàu là niềm tin của cả đời tôi giờ phải dỡ bỏ những thiết bị không phù hợp để cải tiến chuyển nghề, với tôi nghề nào cũng vậy miễn được ra với biển, được tận hưởng những con sóng bạc giữa trùng dương mênh mông là vui rồi” – anh Sơn tâm sự.

Kế tàu anh Sơn là con tàu QNg-95339 TS có công suất 449CV của anh Châu Minh Sơn. 20 năm “ăn sóng nói gió”, 9 năm là chủ con tàu câu mực trên những hành trình nơi địa đầu biên ải Tổ quốc. Nghề câu mực đã ăn sâu vào từng ý nghĩ của anh. Nhưng giờ, anh và những bạn thuyền đành phải chuyển nghề.

“Nói thật, bao năm bám biển, tôi cũng kiếm được khá tiền, nhưng giờ sửa tàu, mua ngư lưới cụ, giàn đèn… cũng mất cả tỷ. Tốn tiền tỉ nhưng cũng phải làm cho bằng được. Tâm huyết bao năm cứ trồi lên hụp xuống như con sóng vậy. Nhưng biết làm sao được, “thua keo này ta bày keo khác”. Không thể bỏ biển lúc này” – anh Sơn chia sẻ.

Phía xa, nhiều ngư phủ khác cũng đang tất bật cải tiến đội tàu để qua mùa bão lại tiếp tục ra khơi thu về những khoang tàu đầy cá và niềm tin son sắc về chủ quyền thiêng liêng của dân tộc nơi đại dương mênh mông vẫn đang thôi thúc…

Bám biển đến cùng

Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với những ngư dân hành nghề câu mực ở Bình Chánh vẫn quyết tâm bám biển đến cùng. Những ngư dân sửa lại tàu để phù hợp với nghề mới tiếp tục vươn khơi. Con đường làng dẫn về cù lao Bình Chánh đã được bê tông kiên cố, không còn là con đường đất như 20 năm về trước. Những ngày này 21 năm trước, biển đang bình yên bỗng cuồng phong kéo đến.

Gần 80 con người ở xứ cù lao này mãi mãi nằm lại biển khơi. Tưởng chừng sau đại họa ấy người làng không thể ngóc đầu lên nổi và xứ cù lao nổi tiếng với những đội tàu hàng trăm mã lực sẽ từ giã nghề câu mực, nhưng rồi họ nén đau thương, tựa vào nhau mà sống, đoàn kết trên biển khơi. Và giờ, những con tàu đó đang dần được “nâng cấp” thành những chiếc tàu hành nghề biển khác chứ không còn câu mực như xưa.

“Mực rớt giá, ngư dân câu mực buồn. Người làm chính quyền như chúng tôi cũng buồn. Chỉ tại ở xứ mình hàng nông, lâm ngư người dân làm ra quá phụ thuộc vào thị trường nước ngoài nên mới vậy. Thị trường trong nước đang thiếu hàng nhưng khâu chế biến, bảo quản lại phải đưa ra nước ngoài rồi nhập lại nước ta tiêu thụ. Làm ra sản phẩm mà phải đi mua sản phẩm qua chế biến để dùng thì làm sao giàu lên được”, ông Nguyễn Thành Tấn – Phó Chủ tịch UBND xã Bình Chánh nói.

Không thể bỏ biển, ngư dân xứ cù lao Bình Chánh vẫn quyết tâm bám biển đến cùng dù phải vay nóng, vay nguội, phải thế chấp nhà cửa đánh cược với biển chỉ để mãi mãi cuộc đời được làm ngư phủ. Để mỗi sáng khi ánh bình minh nhô lên họ lại tiếp tục ra khơi đánh bắt cá trên vùng biển Việt Nam, và khẳng định với ngư dân nước ngoài: Biển Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam.

“Không chỉ con mực mà các sản phẩm ngư nghiệp khác dù giá xuống thấp đến mức nào thì chúng tôi vẫn không bỏ biển. Chuyển sang nghề này, nghề khác chúng tôi vẫn ra khơi. Biển là quê hương thứ hai của ngư dân. Dù biển nổi cuồng phong, bão tố hay “sự cố” nhân tai chúng tôi vẫn nhìn về biển, hướng về biển và dong tàu ra khơi về với biển. Biển Hoàng Sa, Trường Sa là của tiền nhân để lại.

Hậu thế chúng tôi luôn khắc ghi điều đó, mỗi ngư dân luôn khắc sâu vào tâm can, máu thịt: Ra khơi để làm giàu và quan trọng hơn hết, ra khơi là để khẳng định chủ quyền dân tộc trên từng mét nước nơi đại dương mênh mông…” – ngư dân Trần Văn Sỹ tâm sự..

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 11/10/2012
Nuôi trồng

Cơ hội mới cho ngành khai thác thủy sản

Ngành khai thác thủy sản áp dụng linh hoạt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo chuỗi cung ứng khai thác thủy sản an toàn, hiệu quả, đặc biệt bảo đảm an toàn dịch bệnh tối đa.

đánh bắt cá
• 13:16 22/10/2021

Ngư dân cô đơn

Gắn bó với biển khơi như cá với nước, ngư dân Nguyễn Khắc Thìn (ngụ xã Quỳnh Long, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) không ngờ có lúc phải chia tay nghề biển.

tàu cá nằm bờ
• 14:53 30/09/2021

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Khoảng 1 tuần nay, làng biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) rộn ràng hơn bởi những khoang thuyền đầy ắp cá cơm, ruốc biển (tép moi) nối đuôi nhau cập bờ.

phơi ruốc
• 17:16 21/09/2021

Thủy sản Việt Nam sẽ tổn thất khoảng 480 triệu USD/năm nếu mất thị trường EU

Thẻ vàng IUU của EC đã khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này sụt giảm liên tục từ năm 2017 đến nay.

cá ngừ
• 17:02 10/08/2021

Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo xâm chiếm ở ao nuôi

Trong ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Chúng cung cấp dưỡng chất cho các loài động vật thủy sản và giúp duy trì môi trường sống lý tưởng.

Tảo
• 09:50 07/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:00 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 09:53 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 08:00 06/05/2024

Cung cấp năng lượng cho hoạt động nuôi biển xa bờ: Hydro có thể là giải pháp bền vững?

Nuôi biển xa bờ được xác định bằng nhiều tiêu chí khác nhau như độ sâu nước, khoảng cách từ bờ, mức độ tiếp xúc với sóng và ranh giới quyền tài phán (Gentry et al., 2017b). Một định nghĩa chung được áp dụng rằng nuôi biển xa bờ diễn ra ở vùng biển khơi với sự tiếp xúc đáng kể với tác động của gió và sóng (Lader và cộng sự, 2007, Fredriksson và cộng sự, 2003), đòi hỏi thiết bị và tàu phục vụ có khả năng hoạt động trong điều kiện biển khắc nghiệt (Drumm, 2010, Tsukrov và cộng sự, 2000).

Nuôi thủy sản xa bờ
• 07:09 08/05/2024

Giải pháp dinh dưỡng và công nghệ nâng cao năng lực ngành tôm

Ngành tôm nước ta trong các nước châu Á đang mất dần thị phần vì giá thành cao (tăng từ 3,5 USD năm 2009 lên 3,7 USD năm 2023 với tôm cỡ 50-60 con/kg), tỷ lệ chết trong quá trình nuôi có khi lên tới 40-50%.

Tôm thẻ
• 07:09 08/05/2024

Những sinh vật biển có độc tại vùng biển Việt Nam

Du lịch biển ở Việt Nam là từ khóa xuất hiện rất phổ biến, nhất là trong thời tiết nắng nóng như mùa hè hiện nay. Trong đó, hiện tượng ngộ độc hay dị ứng thủy hải sản được lưu tâm hơn cả bởi nếu không xử lý kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn tới những tình huống đáng tiếc.

Sứa biển
• 07:09 08/05/2024

Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo xâm chiếm ở ao nuôi

Trong ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Chúng cung cấp dưỡng chất cho các loài động vật thủy sản và giúp duy trì môi trường sống lý tưởng.

Tảo
• 07:09 08/05/2024

Tôm đông lạnh có còn giữ nguyên chất dinh dưỡng vốn có?

Ngày này, các loại thực phẩm đông lạnh đã không còn quá xa lạ với người tiêu dùng, đặc biệt đối với các loài thủy hải sản. Vậy tôm đã đông lạnh có còn giữ được các chất dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe con người hay không? Cùng Tép Bạc tìm hiểu chúng ngay dưới bài viết dưới đây nhé!

Tôm sú
• 07:09 08/05/2024