Quảng Ninh: Tổ chức tiêu huỷ 40,09 ha tôm nuôi bị dịch bệnh

Theo báo cáo của Phòng Kinh tế thành phố, đến thời điểm này trên địa bàn có 80 hộ nuôi tôm với diện tích 45,09ha (chiếm 3,9% tổng diện tích tôm nuôi) bị thiệt hại do bệnh hoại tử gan tuỵ, đốm trắng gây ra.

Quảng Ninh: Tổ chức tiêu huỷ 40,09 ha tôm nuôi bị dịch bệnh
Cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) hướng dẫn người dân xã Vạn Ninh (TP Móng Cái) kỹ thuật phòng chống, xử lý dịch bệnh trên tôm nuôi.

Tổ công tác phòng, chống dịch bệnh thành phố đã tổ chức tiêu huỷ 40,09ha tôm nuôi của 69 hộ nuôi. Đến thời điểm hiện tại, tình hình tôm nuôi đã ổn định, diện tích tôm bị bệnh đã giảm đáng kể. Trước đó, cuối tháng 4-2017, tại 9 xã, phường: Quảng Nghĩa, Hải Tiến, Hải Đông, Hải Yên, Ninh Dương, Vạn Ninh, Hải Hoà, Trà Cổ và Bình Ngọc rải rác có hiện tượng tôm nuôi bị chết do dịch bệnh. 

Trước tình hình đó, TP Móng Cái đã ban hành Kế hoạch số 53/KH-UBND về phòng, chống dịch cho động vật, thuỷ sản nuôi năm 2017; thành lập Ban chỉ đạo, tổ xử lý ổ dịch; ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các xã, phường trong công tác quản lý, tổ chức sản xuất, phòng chống dịch bệnh thuỷ sản nói chung, tôm nuôi nói riêng. Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) đã có các văn bản hướng dẫn, phối hợp, chỉ đạo; công khai danh sách, số điện thoại cán bộ thú y thuỷ sản phụ trách địa bàn; cử 1 cán bộ “nằm vùng”, trực tiếp phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố triển khai các hoạt động kiểm dịch, giám sát chủ động, điều tra, xử lý các ổ dịch khi mới phát hiện; đề xuất Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) hỗ trợ điều tra, nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, áp dụng thử quy chuẩn phòng chống dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan tuỵ cấp tính trên tôm nuôi tại 5 hộ ở Vạn Ninh, Ninh Dương và Hải Hoà. Chi cục còn phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố tổ chức 2 lớp tập huấn về cách nhận biết, biện pháp phòng chống một số loại bệnh dịch nguy hiểm trên tôm nuôi cho gần 60 hộ nông dân; tập huấn nghiệp vụ thú y thuỷ sản cho 6 cán bộ thú y các xã, phường, bao gồm các nghiệp vụ thu mẫu kiểm tra chất lượng, dư lượng chất cấm trong thuốc thú y thuỷ sản, thu mẫu tái kiểm dịch một số lô giống nhập từ tỉnh ngoài, không có phiếu xét nghiệm bệnh dịch kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch; tổ chức 2 đợt kiểm tra, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi tại một số xã trọng điểm nuôi tôm tại TP Móng Cái. Hằng tháng Phòng Kinh tế thành phố phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y duy trì thường xuyên việc tổ chức lấy mẫu tôm, mẫu đất, mẫu nước để quan trắc môi trường dịch bệnh cho tôm. Kết quả phân tích được thông báo đầy đủ đến cơ sở nuôi và có khuyến cáo cho người nuôi phòng, chống, tiêu huỷ kịp thời.

Nguyên nhân bùng phát dịch bệnh

Ông Thiều Văn Thành, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, cho biết: Qua kiểm tra, giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi tại TP Móng Cái cho thấy, một phần nguyên nhân xảy ra dịch bệnh là trong quá trình nuôi tôm công tác kiểm tra, giám sát việc mua giống và thả giống thuỷ sản của nhân dân chưa được quản lý chặt chẽ, một số hộ còn chủ quan trong việc phòng chống dịch bệnh, dẫn đến bệnh trên tôm năm nay xuất hiện sớm so cùng kỳ tại một số xã, phường.

Cùng với đó, đầu mùa vụ thả nuôi thời tiết không ổn định, diễn biến bất thường, biên độ nhiệt ngày đêm lớn (lúc nóng, lúc lạnh, trời âm u, không có mưa...) gây ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm nuôi. Thời tiết không thuận lợi đã tạo điều kiện cho một số vi khuẩn phát triển trong môi trường nước, đã trực tiếp gây bệnh cho tôm nuôi (đặc biệt là bệnh hoại tử gan tuỵ cấp, là loại bệnh gây chết sớm ở tôm nuôi), gây tôm nuôi bị chậm lớn.

Một số hộ nuôi mua giống tôm không được kiểm nghiệm, kiểm dịch, do đó tôm giống mang mầm bệnh trong cơ thể từ nhỏ, khi gặp thời tiết không ổn định, thay đổi thất thường sẽ bùng phát bệnh, gây tôm chết, đặc biệt là loại bệnh virus đốm trắng. Ý thức của một số người nuôi tôm trong công tác phòng chống dịch bệnh còn hạn chế, chủ quan.

Việc nuôi tôm tự phát là chính, đầu tư cơ sở hạ tầng không đồng bộ, dẫn đến việc xả thải ra khu vực dùng chung, nên việc phòng chống bệnh trên tôm rất khó khăn.

Theo Báo Quảng Ninh
Đăng ngày 01/08/2017
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021

Phòng chống dịch bệnh thủy sản trong mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang đến gần, kéo theo nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh trên thủy sản, đặc biệt là tôm, cá nuôi nước ngọt và nước lợ. Để đảm bảo năng suất và chất lượng, người nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời và hiệu quả.

Ao tôm
• 10:02 18/04/2025

Chia sẻ kinh nghiệm phân biệt và xử lý bệnh gan tụy và đường ruột ở tôm

Mặc dù không phải là chuyên gia trong lĩnh vực nuôi tôm, nhưng với sự mạnh dạn và kinh nghiệm tích lũy qua quá trình thực tiễn chẩn đoán và điều trị bệnh cho tôm, tôi xin được chia sẻ một số quan sát và kinh nghiệm cá nhân.

Bệnh tôm
• 09:46 16/04/2025

Vi bào tử trùng EHP: Hiểu để phòng trị hiệu quả

Bệnh EHP (Enterocytozoon Hepatopenaei), hay còn gọi là bệnh vi bào tử trùng EHP, một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành tôm.T

Tôm thẻ
• 10:09 08/04/2025

Nguyên nhân khiến tôm nuôi bị rớt

Trong quá trình nuôi tôm, nhiều bà con đã gặp tình trạng tôm rớt đáy liên tục, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Việc tôm chết rơi rạc hoặc ốm yếu trong thời gian ngắn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ các nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp bà con giảm thiểu rủi ro, đảm bảo năng suất và lợi nhuận trong nuôi trồng.

Tôm rớt đáy
• 09:31 20/03/2025

Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm…Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:05 23/04/2025

Tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho nông, lâm, thủy sản

Ngày 15/4/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn số 2756/NHNN-TD đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện Chương trình tín dụng 100.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản.

Tôm thẻ
• 15:05 23/04/2025

Cuộc sống quê đơn giản với món tép bầu chiên giòn

Cuộc sống ở quê luôn mang đến những cảm giác bình yên, giản dị mà sâu lắng. Không phải bon chen, không phải vội vã, cuộc sống nơi đây như một làn sóng nhẹ nhàng, trôi qua trong những khoảnh khắc gần gũi với thiên nhiên. Một trong những điều giản dị nhất nhưng lại đầy niềm vui của người dân quê là việc chạy ra sông bắt tép bầu tươi ngon rồi chế biến thành những món ăn đậm đà hương vị quê nhà. Hãy cùng khám phá cuộc sống quê yên bình, giản dị và những bữa cơm ngon lành được làm từ những nguyên liệu tự nhiên, ngay trong vườn nhà.

Tép bầu
• 15:05 23/04/2025

AI dự đoán chất lượng tôm con: Chọn lô giống chuẩn ngay từ đầu

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra cơ hội lớn cho ngành nuôi tôm, giúp nông dân chọn lô giống chất lượng với độ chính xác cao. Tôm con khỏe mạnh là yếu tố quyết định để vụ tôm đạt năng suất và lợi nhuận tốt.

Tôm giống
• 15:05 23/04/2025

Nhu cầu oxy cho tôm thẻ chân trắng và các vấn đề liên quan

Nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình thâm canh, thâm canh công nghệ cao, siêu thâm canh, do bà con thả nuôi mật độ cao, nên hàm lượng oxy hoà tan trong ao nuôi rất cần cho hoạt động sống, trao đổi chất, bắt mồi, tăng trưởng, khả năng đối phó dịch bệnh, thay đổi thời tiết, biến động thông số môi trường. Nhu cầu oxy của tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi từ ≥ 6 mg/lít trở lên, trong quá trình nuôi, bà con đáp ứng đủ nhu cầu trên tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, ít bệnh, tỷ lệ sống cao. Ngược lại, oxy không đủ cung cấp theo nhu cầu, tôm còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ sống thấp.

Ao nuôi tôm
• 15:05 23/04/2025
Some text some message..