Quy trình chiết xuất Chitin từ vỏ tôm cua

Hiện nay, khối lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam là đáng kể, cùng với một lượng lớn chất thải đầu và vỏ chiếm đến 40-50% trọng lượng tôm.

Vỏ tôm
Sử dụng đầu và vỏ tôm để sản xuất các hợp chất sinh học như Chitin có giá trị kinh tế cao

Lượng chất thải này chứa nhiều Chitin nhưng thường bị vứt bỏ, dẫn đến tổn thất kinh tế đáng kể cho Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã sử dụng đầu và vỏ tôm để sản xuất các hợp chất sinh học như Chitin có giá trị kinh tế cao.

Sau đây, sẽ tóm tắt quy trình chiết xuất Chitin từ vỏ tôm cho bạn đọc nắm sơ lược:

- Bước 1: Thu thập vỏ tôm.

- Bước 2: Loại bỏ và rửa sạch bằng nước các loại tạp chất có trong vỏ.

- Bước 3: Sử dụng HCl để loại bỏ các loại khoáng chất có trong vỏ.

- Bước 4: Sử dụng NaOH loãng để loai bỏ các protein còn dư lại trong vỏ.

- Bước 5: Thu thập Chitin nguyên chất sau khi rửa sạch, sấy khô, nghiền nhỏ.

Để hiểu rõ hơn, bạn đọc hãy tham khảo quy trình chi tiết sau đây.

Thu thập vỏ tôm

Vỏ tôm được mua từ các nhà máy chế biến xuất khẩu tôm ở các tỉnh miền Tây Đồng bằng sông Cửu Long với số lượng lớn. 

Số liệu cho thấy rằng vào năm 2019, Việt Nam đã sản xuất khoảng 325000 tấn phế liệu vỏ tôm và đầu tôm, và dự kiến sẽ đạt khoảng 450000 tấn vào năm 2025. Đây là nguồn nguyên liệu quý giá để chiết xuất Chitin.

Lột vỏ tômThu thập vỏ tôm

Loại bỏ tạp chất trong vỏ tôm

Vỏ tôm từ các nhà máy chế biến hải sản trong nước thường có nhiều tạp chất như thịt tôm, dịch tôm, lipid,... Việc rửa sạch vỏ tôm là điều rất cần thiết để loại bỏ những tạp chất trong tôm. Giúp giảm thiểu lượng hóa chất cần sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khử khoáng và khử Protein trong vỏ tôm.

Đầu tômLoại bỏ tạp chất trong vỏ tôm. Ảnh: Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam

Khử khoáng chất trong vỏ tôm

Trong vỏ tôm, khoáng chất chiếm tỷ lệ lớn đến 45,16%, là thành phần chính của vỏ. Để loại bỏ khoáng chất này, người ta thường sử dụng HCI với nồng độ từ 2% đến 6% và nhiệt độ môi trường 26°C - 30°C. 

Quá trình này kéo dài trong 16 giờ với tỷ lệ rắn/dung môi là 1:5. Sau đó, phần cặn thu được được rửa sạch và ngâm trong nước sạch cho đến khi đạt độ pH trung tính. Tiếp theo, phần cặn được vớt ra để chuẩn bị cho các bước tiếp theo.

Khử Protein trong vỏ tôm

Trong vỏ tôm, Protein chiếm đến 23% thành phần cấu tạo. Để loại bỏ Protein trong vỏ tôm, ta sử dụng quá trình khử Protein bằng cách sử dụng dung dịch NaOH 4% - 8% ở nhiệt độ môi trường 26°C - 30°C với tỷ lệ rắn/dung môi là 1:5 trong khoảng thời gian 20 giờ. 

Cặn thu được trong quá trình này sau đó được rửa sạch và ngâm trong nước sạch cho đến khi pH trung tính. Lúc này, chúng được gọi là Chitin.

Chiết xuất vỏ tômVỏ tôm sau khi được xử lý Protein. Ảnh: Kimmy Farm

Xay nhuyễn và thu Chitin nguyên chất

Chitin tinh khiết được sấy khô cho đến khi đạt được độ giòn nhất định. Sau đó, chúng được đưa vào máy nghiền để nghiền nhỏ thành hạt nhỏ để chuẩn bị cho quá trình khử Acetyl hóa và sản xuất Chitosan.

Trên đây là quy trình chiết xuất Chitin từ vỏ tôm cua Tép Bạc thông tin đến cho bạn đọc. Hãy đón đọc thêm thật nhiều bài viết khác của chúng tôi tại website nhé!

Đăng ngày 13/11/2023
Đình Hiệp @dinh-hiep
Khoa học

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Sự liên kết giữa các giác quan chính của tôm

Mỗi giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôm tìm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì các hoạt động sinh tồn khác. Sự liên kết giữa các giác quan này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp tôm phát triển và thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:41 06/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 19:58 17/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 19:58 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 19:58 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 19:58 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 19:58 17/12/2024
Some text some message..