"Ruốc sắn dây" lừa dân Hà Nội bao năm nay

Ruốc thịt (chà bông) là mặt hàng được bày bán phổ biến tại các cửa hàng giò, chả lớn nhỏ. Tại khu vực chợ đầu mối của Hà Nội, giá ruốc loại hai được đổ buôn với giá khá “bèo”, chỉ từ 120.000-150.000 đồng/kg.

ruoc

Theo bà Nguyễn Thị Hương, chủ một cửa hàng ruốc tại Láng Hạ (Ba Đình, Hà Nội), mức giá này khiến người ta phải hồ nghi về chất lượng của ruốc. Bởi 3kg thịt mới làm được 1kg ruốc, chưa kể công chế biến, nên giá thành phẩm phải trên dưới 400.000đ/kg.

Bà Hương cho biết, ngoài việc dùng nguyên liệu rẻ tiền, không tươi ngon, một lượng lớn ruốc bán trên thị trường hiện nay còn được làm từ bã sắn dây. Bã sắn dây sau khi sấy khô sẽ được xé tơi thành sợi như ruốc. Để có hương vị đậm đà, bã sắn dây được tẩm ướp thêm gia vị, bột hương thịt heo, phẩm màu… để đánh lừa vị giác người tiêu dùng (NTD).

GS-TS Bùi Minh Đức - Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm cho biết, bã sắn dây là mặt hàng thải loại, không còn chất dinh dưỡng. Bản thân bã sắn dây không độc hại nhưng qua quá trình tẩm ướp, chế biến, đặc biệt là sử dụng các loại phẩm màu không đảm bảo vệ sinh có thể có nguy cơ nhiễm khuẩn rất lớn.

Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố kết quả kiểm nghiệm ruốc trên thị trường. Theo đó, hơn 50% số mẫu kiểm tra không đạt về hàm lượng chất tạo ngọt hóa học, chất bảo quản và nhiễm E.coli.

Theo GS-TS Bùi Minh Đức, cách phân biệt ruốc thịt và ruốc làm từ bã sắn dây không khó. Chỉ cần ngâm ruốc vào nước một thời gian ngắn, nếu sợi ruốc trương lên và sờ vào thấy mềm nhũn, dần chuyển từ màu vàng sang màu trắng bợt thì đó là sản phẩm làm từ sắn dây. Ruốc thật khi cho vào nước sẽ rời ra, nhưng vẫn giữ sắc vàng.

Theo bà Hương, nếu NTD tinh ý, có thể nhận diện được ruốc “dỏm” bằng mắt thường. Sợi ruốc sắn dây thường to, tròn hơn so với ruốc thật và không bông, tơi. Khi ăn, ruốc sắn dây có vị ngọt nhờ nhợ của mì chính (bột ngọt) chứ không có vị ngọt của thịt. Đặc biệt, ruốc sắn dây càng nhai càng thấy rất dai.

Báo Phụ nữ online/Dân Việt
Đăng ngày 22/09/2013
Kinh tế

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Sản lượng tôm của Ecuador mang lại tín hiệu vui cho các nhà sản xuất Châu Á

6 tháng đầu năm 2023 thị trường tôm toàn cầu chứng kiến “bi kịch” chưa từng có khi giá trị xuất khẩu liên tiếp sụt giảm. Tuy nhiên, một điểm sáng từ Ecuador đã mang lại tín hiệu vui cho các nhà sản xuất châu Á với dự kiến đạt 1.5 triệu tấn trong năm 2023.

Tôm
• 12:00 02/10/2023

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 10:06 28/09/2023

Vượt qua rào cản, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của ngành tôm

Nằm trong bối cảnh các thách thức chung của ngành thủy sản toàn cầu, ngoài những thách thức về sự suy giảm về đầu ra lẫn giá thành tôm nguyên liệu tăng cao,…Ngành tôm Việt Nam còn phải đối mặt với sự rủi ro của dịch bệnh luôn tiềm ẩn, đe dọa đến mục tiêu phát triển của ngành này.

Mô hình nuôi tôm
• 10:47 19/09/2023

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Hỗ trợ tiêu hóa tôm cá nên chọn Probiotic hay enzyme?

Khi xem xét việc cải thiện tiêu hóa cho tôm cá, Probiotic và Enzyme đang trở thành hai lựa chọn phổ biến. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin giúp người nuôi đưa ra sự lựa chọn phù hợp, mang lại hiệu quả cải thiện tiêu hóa và sức kháng của tôm, đồng thời giảm bớt tác động tiêu cực đối với môi trường.

Men
• 10:47 05/10/2023

Cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà đầu tiên tại Mỹ

Trong những năm gần đây, khi môi trường biển bắt đầu bộc lộ những dấu hiệu suy thoái, đã có không ít doanh nghiệp, tập đoàn thủy sản nỗ lực triển khai những mô hình nuôi trồng mới nhằm hướng đến sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Tôm thẻ
• 10:47 05/10/2023

Bình Định: Chủ động giảm thiểu tổn thất nuôi trồng thuỷ sản mùa mưa bão

Theo Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng, thuỷ văn, thời hạn mùa khu vực tỉnh Bình Định từ tháng 9/2023 đến tháng 02/2024 của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Bình Định số KTHM-04/17h00/BDIN.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:47 05/10/2023

Choáng ngợp với những loại tôm hùm hiếm nhất thế giới

Nếu như trước đây, tôm hùm chỉ là món ăn dành cho tầng lớp nô lệ. Thì từ thế chiến thứ II, suy nghĩ này đã được thay đổi. Giới quý tộc xem đây như một món ăn xa hoa, thể hiện sự giàu có và quyền lực, địa vị trong xã hội.

Tôm hùm
• 10:47 05/10/2023

Tép Bạc chính thức trở thành hội viên của VASEP

Vừa qua, Công ty Cổ phần Tép Bạc đã vinh dự trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP). Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của Tép Bạc trong quá trình hội nhập và phát triển.

Tép Bạc
• 10:47 05/10/2023