Sai phạm tại TCT Thuỷ sản Việt Nam: Nhà nước mất hơn 150 tỷ đồng

Trước khi hợp nhất 3 Tổng Công ty (gồm Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam, Tổng Công ty Thủy sản Hạ Long và Tổng Công ty Hải sản Biển Đông) thành Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam - TNHH MTV, ông Nguyễn Hữu Lộc (hiện là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam - TNHH MTV) là Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng Công ty Hải sản Biển Đông. Trong thời gian này ông Lộc cùng một số cá nhân khác đã buông lỏng quản lý; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước dẫn đến hậu quả là nguồn vốn của Nhà nước có khả năng mất hoặc không thu hồi được lên đến trên 150 tỉ đồng.

Trụ sở của Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam
Trụ sở của Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam

Công ty cổ phần Công nghiệp thủy sản trước đây trực thuộc Tổng công ty Hải sản Biển Đông là một đơn vị đầu tiên về thiết kế cơ khí đóng tàu của ngành thủy sản ở phía Nam, hoạt động rất có hiệu quả. Nhưng sau khi cổ phần hóa vào năm 2007 thì công ty sa sút dần  đến nay thì tiêu tan, ngay cả tiền thuế Nhà nước cũng chưa thanh toán nổi.

Nguyên nhân của sự trượt dốc này xuất phát từ vị "thuyền trưởng" Nguyễn Hữu Lộc, người đại diện phần vốn Nhà nước của Tổng công ty Hải sản Biển Đông tại Công ty CP Công nghiệp Thủy sản và cũng là Chủ tịch HĐQT của công ty này.

Theo tài liệu mà chúng tôi có được thì sai phạm cụ thể ở đây là ông Nguyễn Hữu Lộc và những người có liên quan đã không tuân thủ theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, không xin ý kiến của HĐQT Tổng công ty và không có văn bản đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  (NN&PTNT) đã tự ý cho giảm tỷ lệ vốn nhà nước từ 59% xuống còn 46% tại Công ty CP Công nghiệp thủy sản. Chính vì việc giảm vốn này dẫn đến nhà nước không còn chi phối nên Công ty cổ phần Công nghiệp thủy sản đã đi chệch hướng chiến lược của Tổng công ty Hải sản Biển Đông và kéo theo nhiều hệ quả đáng buồn sau đó.

Theo chúng tôi được biết thì trình tự muốn giảm vốn từ một công ty nhà nước chi phối (trên 50% vốn) thành một công ty có vốn Nhà nước liên kết dưới 50%, về mặt nguyên tắc phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của bộ chủ quản, ở đây là Bộ NN&PTNT. Nhưng thực tế việc giảm vốn nói trên Bộ NN&PTNN không được biết. Đến khi Bộ NN&PTNN và Ban đổi mới của Bộ yêu cầu báo cáo về việc này thì người ta thấy xuất hiện Công văn số 93/HSBĐ/TCKT của Tổng công ty Hải sản Biển Đông về việc không tăng phần vốn Nhà nước tại Công ty CP Công nghiệp Thủy sản do ông Nguyễn Hữu Lộc ký ngày 6/5/2009.

Theo chúng tôi được biết thì tại văn thư của Bộ NN&PTNT không nhận được văn bản này. Vì thế có người khôi hài rằng, đây là một văn bản không có giá trị pháp lý được thực hiện để lấp liếm những sai phạm tày đình mà lãnh đạo Tổng công ty đã gây ra trước đó.

Sau khi kiêm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghiệp thủy sản, tháng 4/2007, Công ty CP Công nghiệp Thủy sản tham gia góp vốn vào Công ty CP Biển Tây và cử ông Lộc làm đại diện vốn, tham gia vào HĐQT Công ty CP Biển Tây. Đến tháng 6-2007, Công ty CP Công nghiệp Thủy sản tiếp tục góp vốn vào Công ty CP Aquafeed Cửu Long và cử ông Nguyễn Hữu Lộc làm đại diện vốn, đồng thời nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Aquafeed Cửu Long.

Như vậy cho đến thời điểm này, ông Nguyễn Hữu Lộc vừa giữ chức Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hải sản Biển Đông, vừa làm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghiệp Thủy sản, vừa làm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Aquafeed Cửu Long và là ủy viên HĐQT Công ty CP Biển Tây.

Vì đã có đầy đủ quyền lực trong tay, ông Lộc và những người có liên quan bắt đầu tự tung tự tác và gây ra nhiều sai phạm. Cụ thể là Công ty CP Công nghiệp Thủy sản chuyển tiền về các Công ty CP Biển Tây, Công ty CP Aquafeed Cửu Long bằng cách ký hợp đồng bán nguyên liệu thức ăn nuôi cá nhưng không có văn bản báo cho HĐQT. Hậu quả này dẫn đến việc Công ty CP Aquafeed Cửu Long nợ Công ty CP Công nghiệp Thủy sản 113 tỉ đồng (gồm nợ gốc và lãi suất) không có khả năng chi trả. Vì hiện tại Công ty CP Aquafeed Cửu Long đang lâm vào tình trạng rất khó khăn, đã ngưng hoạt động gần một năm nay và đang chờ làm thủ tục phá sản.

Theo sổ sách kế toán thì đến cuối năm 2011 tổng số nợ phải thu của Aquafeed là hơn 135 tỉ đồng nhưng tổng số nợ phải trả lên đến gần 250 tỉ đồng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là phần xác định được vì số lượng nguyên liệu, chứng từ nhập kho, xuất kho và việc thanh toán tiền như thế nào trong 4 năm mua bán nguyên liệu giữa Công ty CP Công nghiệp thủy sản với Công ty CP Biển Tây và Công ty CP Aquafeed Cửu Long với tổng số tiền lên đến 800 tỉ đồng còn chưa được làm rõ. Một phần sai phạm tiếp theo là trước khi hợp nhất 3 tổng công ty, Tổng công ty Hải sản Biển Đông cho Công ty CP Công nghiệp Thủy sản vay gần 21 tỉ đồng nhưng thủ tục cho vay chưa đầy đủ và không hợp pháp.

Các hợp đồng vay vốn không có phương án sử dụng vốn cũng không có việc thẩm định cho vay vốn. Khoản nợ này hiện tại cũng không có khả năng thu hồi vì tình hình tài chính của Công ty CP công nghiệp Thủy sản đang trong giai đoạn hết sức khó khăn. Tổng số nợ mà công ty này đang gánh là khoảng trên 140 tỉ đồng nhưng khoản nợ phải thu chỉ có 137 tỉ đồng mà hầu hết là nợ khó đòi. Ngoài ra, còn một sai phạm nữa của ông Lộc và những người có liên quan là việc tái góp vốn 105 triệu đồng của Tổng công ty Hải sản Biển Đông vào Công ty CP Biển Tây đã thực hiện không đúng quy định của Nhà nước và Điều lệ Tổng công ty.

Như đã đề cập ở trên thì trách nhiệm cá nhân trong các sai phạm chủ yếu thuộc về ông Nguyễn Hữu Lộc, đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là số vốn của Nhà nước có khả năng mất hoặc không thu hồi được là hơn 150 tỉ đồng. Bên cạnh đó thì trách nhiệm liên đới thuộc về ông Nguyễn Tấn Dũng, Tổng giám đốc Tổng công ty Hải sản Biển Đông và ông Nguyễn Xuân Hiển, Bí thư Đảng ủy kiêm Trưởng ban kiểm soát Tổng công ty Hải sản Biển Đông đã buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát.

CAND
Đăng ngày 18/11/2012
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 10:16 16/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:18 13/06/2025

Cá ngừ Việt Nam tìm 'chìa khóa' vào thị trường 100 triệu dân Ai Cập

Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ và EU gặp nhiều biến động, Ai Cập – quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai tại châu Phi – đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng mới cho ngành thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, cá ngừ đóng hộp – mặt hàng xuất khẩu chủ lực – đang được xem là “chìa khóa” để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường gần 100 triệu dân này.

Cá ngừ
• 09:55 12/06/2025

Tăng trưởng ấn tượng: Ngành chả cá và surimi Việt Nam thu về hơn 100 triệu USD

Trong những năm gần đây, ngành chả cá và surimi (mứt cá – cá nghiền tăng cường mùi vị) của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế mạnh trên thị trường quốc tế. Theo VASEP, từ năm 2021 đến nay, kim ngạch xuất khẩu surimi dao động trong khoảng 300 – 420 triệu USD mỗi năm, đóng góp khoảng 4–5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Surimi
• 09:44 10/06/2025

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống từ lâu đã là lựa chọn yêu thích trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Hải sản sống
• 23:18 17/06/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 23:18 17/06/2025

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 23:18 17/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 23:18 17/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 23:18 17/06/2025
Some text some message..