Sản xuất con giống thuỷ sản ở Quảng Ninh: Chưa đáp ứng được nhu cầu

Với nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thuỷ sản trên cả 3 loại hình nước mặn, nước lợ và nước ngọt; không những thế, số loài thuỷ sản thích nghi tốt với môi trường ở Quảng Ninh cũng rất phong phú, đa dạng. Thế nhưng, thật đáng tiếc là đến nay, nguồn giống thuỷ sản sản xuất tại chỗ của tỉnh mới chỉ đáp ứng được 19,8% so với nhu cầu thực tế...

sản xuất tôm giống
Công ty TNHH Minh Hàn, trung tâm sản xuất và cung ứng giống tôm sú sạch bệnh vào loại “có cỡ” ở Quảng Ninh.

Trên địa bàn tỉnh hiện có tất cả 17 cơ sở sản xuất giống thuỷ sản; gồm 14 trại sản xuất kinh doanh giống nước mặn và nước lợ, 13 trại sản xuất kinh doanh giống nước ngọt, cùng khoảng 20 hộ ương dưỡng dịch vụ giống thuỷ sản. Hầu hết các trại giống đều có hệ thống bể lắng lọc, hệ thống xử lý nước thải, bể chứa, bể nuôi cá bố mẹ, bể ương... được thiết kế, bố trí vận hành, sử dụng hợp lý và đảm bảo đủ điều kiện chất lượng con giống. Công suất mỗi trại bình quân đạt khoảng 30-40 triệu con giống/năm, tập trung chủ yếu ở các địa phương: Móng Cái, Quảng Yên, Vân Đồn, Đầm Hà, Đông Triều. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, lượng con giống thuỷ sản mà các trịa giống này cung cấp mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/4 nhu cầu sử dụng trong toàn tỉnh (giống nước ngọt đáp ứng 70%, tôm giống đáp ứng 20% và nhuyễn thể chỉ đáp ứng được 12% nhu cầu). Thực trạng này buộc không ít các cơ sở ương giống phải nhập con giống từ Trung Quốc hay những tỉnh, thành lân cận trong khu vực phía Bắc để cung cấp cho người nuôi. Điều này không chỉ gây ra nhiều bất cập trong công tác quản lý chất lượng, kiểm dịch con giống mà còn tạo nguy cơ cho nghề nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh phát triển kém bền vững. Rõ nhất là trong việc nuôi thuỷ sản nhuyễn thể trong thời gian qua. Do phong trào phát triển mạnh nhưng lượng con giống sản xuất tại chỗ không đủ đáp ứng nên một số cơ sở đã lấy giống bố mẹ từ vụ nuôi năm trước để đến năm sau cho sinh sản dẫn đến hiện tượng cận huyết, thoái hoá giống. Chưa kể không ít người nuôi đã nhập giống từ Trung Quốc, miền Nam hay một số tỉnh phía Bắc như Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng… về ương nuôi, do quá trình vận chuyển kéo dài, môi trường thay đổi đột ngột làm cho chất lượng con giống thả nuôi đạt tỷ lệ thấp, vấn đề kiểm dịch khó thực hiện. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dịch bệnh trên loài nhuyễn thể xảy ra liên tục trong thời gian qua...

Từ thực tế trên, có thể nói, việc chủ động được số lượng con giống, chất lượng con giống sạch bệnh góp phần không nhỏ quyết định tỷ lệ thành công trong nuôi trồng thuỷ sản. Theo quy hoạch tổng thể ngành thuỷ sản Quảng Ninh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 thì diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2015 sẽ là 21.900ha, sản lượng đạt 40.000 tấn và diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2020 là 23.000ha, sản lượng là 53.000 tấn. Muốn vậy, nhu cầu giống cần có theo tính toán đến năm 2015 sẽ là gần 5 tỷ con, năm 2020 là gần 6 tỷ con. Điều này cho thấy nhu cầu về con giống cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Ninh là rất lớn, nhưng khả năng cung ứng giống tại chỗ còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao. Trong thời gian qua, lĩnh vực sản xuất kinh doanh giống thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực. Chẳng hạn như đa số các trại sản xuất dần hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng và trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất giống; nhiều công nghệ sản xuất các loài thuỷ sản mới có giá trị kinh tế được đưa vào sử dụng; việc quản lý nhà nước về lĩnh vực sản xuất kinh doanh giống thuỷ sản dần đi vào nề nếp… Tuy nhiên, các trại giống vẫn hình thành mang tính tự phát, chưa được đầu tư đồng bộ nên chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, như chưa có hệ thống quan trắc môi trường phục vụ sản xuất giống thuỷ sản, việc xả thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý… Bên cạnh việc chưa thực hiện được công tác quy hoạch vùng sản xuất giống thuỷ sản, các nghiên cứu về phòng trị bệnh trong quá trình sản xuất giống mới cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất giống chuyển giao chậm nên hầu hết các cơ sở đều sản xuất theo quy trình cũ. Chính vì thế, việc sản xuất nguồn giống tại chỗ vẫn chưa xứng với tiềm năng hiện có, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Nguyễn Quang Huy, Giám đốc Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh, cho biết, để khai thác tốt tiềm năng về sản xuất giống thuỷ sản trên địa bàn tỉnh, cần phải thực hiện đồng bộ và có hiệu quả nhiều giải pháp. Trước mắt, cần sớm sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, manh mún, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất theo hướng hình thành các trung tâm ứng dụng công nghệ cao sản xuất giống thuỷ sản; đồng thời tổ chức tốt việc quy hoạch, hình thành các vùng hạ tầng sản xuất giống tập trung. Song song với đó, tỉnh cũng cần tập trung triển khai và đẩy nhanh việc ưu tiên nguồn vốn, hỗ trợ hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị cũng như đầu tư xây dựng cho các dự án về sản xuất giống thuỷ sản trong toàn tỉnh. Theo Đề án phát triển giống của tỉnh, ngoài các trại giống hiện có, từ nay đến năm 2015, tỉnh sẽ tập trung đầu tư mới Trung tâm Sản xuất giống nhuyễn thể tại Vân Đồn, trại giống hải sản Đầm Hà, trại sản xuất tôm chất lượng cao ở Quảng Yên. Việc hình thành các vùng sản xuất giống này không chỉ đáp ứng được nhu cầu nuôi trồng thuỷ sản, mà còn gắn với quy hoạch các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung theo các đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh…

Báo Quảng Ninh, 06/04/2014
Đăng ngày 08/04/2014
Hoàng Anh
Nuôi trồng

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:58 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 11:58 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 11:58 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:58 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:58 19/04/2024