Sơ kết 2 năm thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản: Nhiều nhiệm vụ trước mắt….

Ngày 13/7/2015, tại thành phố Bạc Liêu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản và triển khai các nhiệm vụ cấp bách 6 tháng cuối năm 2015. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ Võ Minh Chiến, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Minh Khái, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đồng chủ trì hội nghị.

Hội nghị

Mục tiêu chung của tái cơ cấu ngành thủy sản là phát triển thủy sản bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; Xây dựng ngành thủy sản theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Về nuôi trồng thủy sản, Đề án tái cơ cấu ngành tập trung vào 4 con chủ lực là: tôm, cá tra, rô phi và nhuyễn thể. Về khai thác, Đề án tập trung tăng cường phương tiện, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật khai thác xa bờ và giảm tổn thất sau thu hoạch. Để Đề án thật sự khả thi, Bộ NN&PTNT đã ban hành nhiều chính sách phục vụ thiết thực cho Đề án.

Sau 2 năm thực hiện tái cơ cấu, những kết quả mà ngành thủy sản đạt được đã thể hiện hướng đi đúng đắn của các nhiệm vụ mà Đề án đã đặt ra. Năm 2014 lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt mốc 8 tỷ USD, trong đó, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD, cá tra đạt 1,7 tỷ USD, rô phi lần đầu tiên đạt mốc 30 triệu USD, nhuyễn thể đạt gần 70 triệu USD, còn lại là các đối tượng khác.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, hội nghị cũng kiểm điểm nghiêm khắc những tồn tại hạn chế. Đó là: Tình hình dịch bệnh trên vật nuôi tuy có giảm nhưng vẫn còn nan giải, nguồn lợi bị cạn kiệt, tốc độ tăng trưởng không bền vững, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; Việc triển khai rà soát quy hoạch thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra còn chậm, người nuôi và các doanh nghiệp nuôi cá tra tiếp cận vốn vay khó; Phát triển nuôi tôm thẻ không theo quy hoạch gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và nguy cơ gây dịch bệnh cao; Chất lượng giống cá rô phi chưa ổn định, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, cá thương phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chưa nhiều; Thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản còn bất cập, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng; Việc triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản không như kỳ vọng, tổn thất sau thu hoạch vẫn còn cao, gây lãng phí tài nguyên; Đào tạo kỹ thuật về nuôi trồng và khai thác thủy sản còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu; Khoa học công nghệ chưa tương xứng trong quá trình thực hiện Đề án tái cơ cấu.

Để thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản, Bộ NN&PTNT đề nghị toàn ngành thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn, điều chỉnh chính sách đầu tư công, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả;

- Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi, cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền;

- Tổ chức các mô hình theo chuỗi, các hợp tác xã kiểu mới, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đào tạo nhân lực;

- Phát huy tốt diện tích đã có và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm dịch bệnh;

- Tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất giống, cơ sở chế biến thức ăn, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường;

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại.;

- Đầu tư khoa học kỹ thuật, tăng cường quản lý môi trường đi liền với cảnh báo dịch bệnh.

Khuyến Nông Việt Nam, 15/07/2015
Đăng ngày 17/07/2015
Kim Văn Tiêu  - PGĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Nuôi trồng

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 20:50 24/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 20:50 24/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 20:50 24/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 20:50 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:50 24/12/2024
Some text some message..