Sóc Trăng: Thông báo kết quả quan trắc môi trường lần 2 tháng 8

Sau đây là kết quả quan trắc môi trường và những khuyến cáo hữu ích cho người nuôi tôm ở Sóc Trăng trong đợt 2 tháng 8-2018.

Sóc Trăng: Thông báo kết quả quan trắc môi trường tháng 8
Thông báo kết quả quan trắc môi trường vùng nuôi thủy sản Sóc Trăng


 Nhận xét:

- Nhiệt độ nước: Trong tuần mưa nhiều nên nền nhiệt thấp hơn tuần trước 1oC dao động từ 27-30oC, nằm trong ngưỡng cho phép.

- Độ mặn: Độ mặn trong tuần ở các điểm có độ mặn giảm so với tuần trước 1-3‰. Khu vực 16 điểm thu mẫu chỉ còn 2 điểm có độ mặn thích hợp để nuôi tôm đó là Cống Tầm Vu và Cống Xà Mách 8-9‰, các điểm còn lại gần như đã ngọt lại (0‰). Cụ thể tại Vĩnh Châu đã ngọt lại 0‰ (tại Cầu Trà Niên và Đầu Vàm Trà Niên giảm 1-3‰ so với tuần trước và thấp hơn 2-4‰ so cùng kỳ năm 2017). Tại Mỹ Xuyên gần như đã ngọt lại 0‰ (tương đương tuần trước và cùng kỳ 2017). Tại Trần Đề còn độ mặn tại Cống Tầm Vu và Cống Xà Mách 8-9‰ (giảm 1-2‰ so với tuần trước và thấp hơn 1-5‰ so cùng kỳ 2017). Tại Cù Lao Dung thời điểm này đã ngọt lại 0‰ (bằng tuần trước và kỳ năm 2017).

Rounded Rectangle: ‰- Độ pH: Tuần này do mưa nhiều nên hầu hết các tuyến đều có độ pH thấp 6.1-6.9. Các điểm còn lại như Trà Nho, Trà Nõ, Năm Căn, Nophol, Cù Lao Dung có độ pH nằm trong ngưỡng cho phép từ 7.0-7.5

- Độ Kiềm: Tại Kênh Vĩnh Châu, cầu Chàng Ré, Dù Tho và Cù Lao Dung có độ kiềm thấp dưới ngưỡng dao động từ 35-56 mg/l. Các điểm còn lại có độ kiềm trong ngưỡng từ 62-112mg/l.

- Độ trong: Hầu hết các điểm đều có độ trong thấp 5-17cm. Còn lại như Chàng Ré, Hoà Lý, Dù Tho, Sáu Quế 1 có độ trong trong ngưỡng từ 20-30cm.

- Oxy hòa tan: Khu vực Vĩnh Châu (Trà Nho, Trà Nõ, Năm Căn, Nophol), Trần Đề và Cù Lao Dung có hàm lượng oxy trong ngưỡng từ 3.8-5.0 mg/l. Các điểm còn lại có hàm lượng oxy thấp thấp 2.0-3.3 mg/l.

Đề xuất, kiến nghị

- Hiện nay môi trường ngoài tự nhiên hầu hết đã không còn thích hợp để lấy nước vào ao nuôi tôm (do độ mặn thấp, kiềm thấp, pH thấp…). Chỉ còn có 2 điểm có độ mặn nằm trong ngưỡng đó là cống Xà Mách (8‰) và cống Sáu Quế 1 (9‰) bà con có thể lấy nước tại 2 điểm này để xử lý nuôi tôm. Các điểm còn lại đã ngọt hoá 0‰ bà con không nên lấy nước có độ mặn thấp để nuôi tôm nhất là vào mùa mưa hiện tại, nếu nguồn nước bên ngoài tự nhiên không thích hợp thì có thể áp dụng biện pháp tái sử dụng nguồn nước vụ trước có độ mặn cao để nuôi tôm. Bà con cần tuân thủ lịch thả giống của ngành kết thúc thả giống vào ngày 30-9DL. Đối với vùng nuôi luân canh tôm-lúa nên thu hoạch tôm trên nền lúa trước tháng 09 DL để chuẩn bị lắp lại vụ lúa.

- Tình hình thiệt hại trên tôm: Lũy kế 6.870,7 ha chiếm 16,1% diện tích thả (cùng kỳ 2017 thiệt hại 13,9%). Trong đó, Vĩnh Châu là địa phương có diện tích thiệt hại cao nhất trong tuần 424 ha (Vĩnh Tân 336 ha, Lạc Hòa 59 ha và Vĩnh Hải 29 ha). Nguyên nhân chủ yếu do môi trường khoảng hơn 50%, gan tụy khoảng 30%, đốm trắng khoảng 15%, còn lại là rải rác thiệt hại do bệnh phân trắng và tôm chậm lớn đặc biệt là trong giai đoạn mùa mưa.

- Đối với diện tích thiệt hại hoặc sau khi thu hoạch, bà con nuôi tôm tuyệt đối không xả thải nước thải, bùn thải khi chưa được xử lý ra môi trường tự nhiên bên ngoài, mà phải có khu chứa bùn thải và xử lý nước thải sau đó mới thải ra môi trường tự nhiên. Để góp phần quản lý ao tôm tốt hơn trong giai đoạn mùa mưa hiện nay, bà con cần cần lưu ý một số vấn đề như sau:

1. Ổn định môi trường trong ao tôm

Hiện tại đang trong mùa mưa nên ao nuôi thường đối diện với 2 hình thế thời tiết là nắng nóng và mưa dầm đột ngột sẽ làm cho môi trường ao nuôi dễ biến động (chênh lệch nhiệt độ, tuột kiềm, sụp tảo, khí độc bùng phát,...) làm cho tôm dễ stress và dễ nhiễm bệnh. Do đó cần quản lý theo dõi thật chặt chẽ đặc biệt 03 yếu tố môi trường : (1) độ pH (đo và chuẩn lại độ pH sau những cơn mưa kéo dài); (2) độ Kiềm nên giữ độ kiềm từ 100 mg/l trở lên; (3) Giữ hàm lượng oxy hòa tan ≥5 mg/l, thường oxy thấp nhất là vào nữa đêm đến gần sáng. Đồng thời chuẩn lại các thông số môi trường khác trong ao tôm sao cho nằm trong ngưỡng thích hợp và ổn định cho tôm nuôi.

* Riêng đối với ao đất:

- Rải vôi xung quanh bờ ao trước những cơn mưa và định kỳ sử dụng vi sinh (Bacillus sp, Lactobacillus sp, Nitrosomonas/Nitrobacter, Rhodobacter…) hoặc tiến hành xiphone đáy ao (nếu có hệ thống xiphon) để giúp giảm thiểu chất hữu cơ trong ao, giảm sức tải môi trường trong ao nuôi… giúp đáy ao sạch, môi trường thích hợp cho tôm.

* Đối với ao bạt:

- Nên thiết kế hệ thống xiphone đáy ao, xi phon đáy ao và tuần hoàn nước hằng ngày để loại bỏ phân tôm, vỏ tôm, thức ăn thừa…làm sạch đáy ao.

- Tăng cường kiểm tra môi trường hằng ngày, đo thêm các chỉ tiêu Canxi, Magie, Kali để cung cấp đầy đủ và cân bằng khoáng cho tôm lột tốt.

2. Quản lý sức khỏe tôm nuôi:

- Bắt giống phải có giấy kiểm dịch và xét nghiệm các mầm bệnh nguy hiểm trên tôm (Đốm trắng, gan tụy cấp, Còi (MBV), EHP, TSV...) và phải thực hiện thuần dưỡng cho quen dần với 4 yếu tố đó là pH, nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm trong bọc giống với nước ao nuôi ít nhất 1 giờ rồi mới thả. Chỉ thả giống khi nhiệt độ trong ao <30oC (sáng sớm hoặc chiều mát).

- Thường xuyên theo dõi các biểu hiện bên ngoài của tôm (gan, ruột, mang...) để có biện pháp xử lý sớm và chữa trị kịp thời. Thường xuyên kiểm tra sự xuất hiện của vi khuẩn Vibrio sp trong ao nuôi để có biện pháp diệt khuẩn hoặc dùng vi sinh khống chế kịp thời, thường kiểm Vibrio 1-2 lần/tuần từ ngày thứ 20 trở đi. Mật độ vi khuẩn Vibrio trong nước ao nuôi tôm nên duy trì <400 khuẩn lạc/ml để hạn chế bệnh chết sớm EMS và các bệnh do vi khuẩn Vibrio gây nên. Bổ sung các vitamin, CPSH, Beta-Glucan…vào thức ăn giúp tăng cường sức đề kháng trên tôm và chống chọi thời tiết cực đoan.

*Lưu ý: Đối với các bệnh do tác nhân là virut (điển hình là bệnh đốm trắng -WSSV) hiện nay chưa có thuốc điều trị; đối với các bệnh do tác nhân là vi khuẩn (điển hình là bệnh hoại tử gan-EMS/AHPND) có khả năng điều trị được nếu tỉ lệ tôm bệnh <30%. Kháng sinh không có tác dụng tăng sức đề kháng hoặc phòng bệnh trên tôm và điều trị kém hiệu quả, dễ kháng-kháng sinh nếu không có phát đồ điều trị đúng, dễ mất an toàn thực phẩm do tồn lưu kháng sinh trong tôm nuôi khi xuất bán.

3. Quản lý cho ăn vừa đủ:

Tôm nuôi nhất là tôm thẻ là loài rất háo ăn, tôm là loài ruột thẳng, tiêu hóa và hấp thụ chỉ 30-40% lượng thức ăn và 60-70% lượng thức ăn còn lại thải ra ngoài ở dạng phân tôm, gây ô nhiễm hữu cơ, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại, khí độc và tảo độc phát triển. Do đó nên cho tôm ăn ít, vừa đủ khoảng 80-90% lượng khuyến cáo/bảng cho ăn thông thường. Đối với ao thả mật độ thưa thì ban đầu nên gây tạo nhiều thức ăn tự nhiên (Copepoda/trứng nước) và trong giai đoạn đầu (trước 20 ngày) nên cho tôm ăn ít và hạn chế tối đa lượng thức ăn cho tôm ăn. Những ngày trời lạnh, âm u, mưa dầm chủ động giảm 30-50% lượng thức ăn sau đó cho ăn lại bình thường khi thời tiết tốt. Đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong nước ≥ 5 mg/l để giúp tôm khỏe và tiêu hóa chuyển hóa tốt thức ăn. Không nên sử dụng kháng sinh trộn cho tôm ăn để chữa trị hoặc phòng bệnh mà nên sử dụng các loại CPSH hoặc các loại thảo dược như tỏi, trái cau, lá ổi, cây mật gấu, diệp hạ châu… để phòng ngừa bệnh đường ruột và gan tụy

* Lưu ý:

Bà con cần chủ động đo đạc các yếu tố môi trường trong ao nuôi, đồng thời theo dõi sát kết quả quan trắc môi trường nước cũng như thông tin cảnh báo dịch bệnh, thông tin về bản tin thời tiết, giải pháp khuyến cáo của ngành chức năng để có cách xử lý ao tôm kịp thời, chủ động ứng phó với thời tiết cực đoan.

Hiện nay thị trường tôm trên thế giới không những cạnh tranh về sản lượng mà còn cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh về giá thành làm ra sản phẩm (chi phí sản xuất)  do đó nuôi tôm bà con hạn chế tối đa việc lạm dụng thuốc hóa chất vào ao tôm và quản lý cho ăn vừa đủ, tiết kiệm thức ăn, chủ động kết nối liên kết tất cả các vật tư đầu vào (giống, thức ăn, thuốc men, bạt phủ, lưới che, cánh quạt,…) cũng như liên kết đầu ra nhằm giảm tối đa giá thành sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm.

Chi cục Thủy Sản Sóc Trăng
Đăng ngày 21/08/2018
Phan Bạch Vân
Môi trường

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 20:14 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 20:14 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:14 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 20:14 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:14 29/03/2024