Sự “nghẹt thở” của loài cá

Do biến đổi khí hậu, nước biển ấm lên làm giảm khả năng lấy oxy của cá, đặc biệt là những loài cá lớn.

cá biển đại dương
Nhiều loài cá cần phải đối phó với sự thay đổi nhiệt độ.

Trong một nghiên cứu của trên Proceedings of the National Academy of Sciences, các nhà khoa học đã phát triển một mô hình mới để xác định mối quan hệ giữa nhiệt độ nước, lượng oxy sẵn có, kích thước cơ thể và hoạt động ảnh hưởng đến nhu cầu trao đổi chất đối với oxy ở cá.

Các nhà nghiên cứu xây dựng mô hình dựa trên các nguyên tắc hóa lý xem xét sự tiêu thụ và khuếch tán oxy ở bề mặt liên quan đến nhiệt độ nước và kích thước cơ thể cá. Sau đó so sánh các dự đoán với tỷ lệ tiêu thụ oxy thực tế được đo ở các nhiệt độ nước khác nhau và trên các cá thể có kích thước cơ thể khác nhau từ hơn 200 loài cá.

Tác giả chính Juan Rubalcaba, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học McGill cho biết: “Dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng, khi nhiệt độ tăng lên, nhu cầu về oxy của nhiều loài cá sẽ vượt quá khả năng lấy oxy từ môi trường qua mang của chúng. Kết quả là, khả năng lấy oxy của cá giảm ở vùng nước ấm lên, sự suy giảm này tác động rõ nhất ở những loài cá lớn. Điều này cho chúng ta biết rằng sự nóng lên toàn cầu có thể hạn chế khả năng trao đổi oxy của cá, làm suy giảm hoạt động sinh lý của chúng trong tương lai."

“Nhiệt độ nước đã tăng lên trên toàn thế giới do hậu quả của biến đổi khí hậu và nhiều loài cá cần phải đối phó với sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng này, bằng cách di cư đến các vùng lạnh hơn hoặc thay đổi hình thái như thu nhỏ kích thước qua nhiều thế hệ để có thể tồn tại.” tác giả Art Woods, giáo sư khoa học sinh học tại Đại học Montana, cho biết.

Bằng cách xây dựng mô hình quan sát được sự tương quan giữa oxy, nhiệt độ và kích thước cơ thể cá, nghiên cứu này xác thực hơn các lý thuyết hiện tại và cũng cảnh báo rõ ràng cho chúng ta về hậu quả của biến đổi khí hậu lên các loài cá đại dương.

Nguồn: Futurity

Đăng ngày 20/01/2021
Hoài An
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 12:26 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 12:26 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 12:26 19/12/2024

Tập trung vào các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường

Nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang gây nhiều thách thức cho ngành. Để đảm bảo phát triển bền vững, việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.

Tôm thẻ
• 12:26 19/12/2024

Top 6 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp hàng đầu Việt Nam

Cá ngừ đóng hộp Việt Nam đang chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ - nơi chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, ngành cá ngừ đóng hộp không chỉ góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao vị thế thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Cá ngừ đóng hộp
• 12:26 19/12/2024
Some text some message..