Sự tăng trưởng và vươn lên của cá da trơn toàn cầu (P.2)

Theo FAO, trong vài năm qua, cá da trơn đã vượt qua cá rô phi để chiếm vị trí số hai sau loài được nuôi nhiều nhất trên toàn cầu là cá chép bởi số lượng loài đa dạng và được nuôi rộng rãi ở nhiều quốc gia.

cá da trơn
Châu Á dẫn đầu trong sản xuất cá da trơn.

Phần 1 chúng ta đã tìm hiểu một số loài có đóng góp lớn trong sản lượng thu hoạch toàn cầu. Ở phần 2 sẽ tiếp tục khai thác về cá trê Phi, cá da trơn Nam Mỹ và cá nheo bạc- số lượng loài đa dạng và được nuôi rộng rãi ở nhiều quốc gia.

Cá trê và các giống lai

Mặc dù có một số loài cá trê được nuôi trên khắp thế giới, nhưng loài được công nhận nhiều nhất là C. gariepinus còn được gọi là cá trê phi. Loài này xuất hiện trên hầu hết châu Phi, Trung Đông và về phía bắc vào Đông Âu. Nó được mô tả là có phạm vi vĩ độ rộng nhất (khoảng 70 độ) so với bất kỳ loài cá nước ngọt nào. Nhờ khả năng thích nghi cao, cá trê Phi đã được nuôi rộng rãi ở nhiều quốc gia như Bangladesh, Brazil, Trung Quốc, Cuba, Nepal, Hà Lan và Philippines.

Mặc dù mối quan tâm đến việc nuôi cá trê Phi đã phổ biến ở châu Phi và châu Âu vào những năm 1970, nhưng các phương pháp sản xuất cá giống đáng tin cậy đã không được phát triển cho đến gần một thập kỷ sau đó. Trong những năm gần đây, khi thông tin kỹ thuật và các chất kích thích sinh sản có sẵn trên thị trường, cá trê Phi trở nên dễ tiếp cận hơn trên khắp Châu Phi. Sự sẵn có của cá giống không còn là rào cản lớn đối với sự tăng trưởng trong tương lai của ngành, mặc dù chất lượng cá giống vẫn còn nhiều vấn đề.

cá da trơn giống
Nguồn cung cấp cá giống chất lượng cao vẫn là một thách thức đối với người nuôi cá trê Phi. Ảnh Fishing BD.

Phương pháp truyền thống để nuôi cá trê Phi là trong ao, loài này cho phép sản xuất mật độ cao trong hệ thống tuần hoàn hoặc các ao tĩnh (với một đến hai lần thay nước hàng tuần). Điều này do cá trê phi có một cơ quan hô hấp phụ. Sản lượng trong các bể tĩnh được báo cáo là đạt tới 40 kg/m3 trong chu kỳ 6 tháng (80 kg/m3 hàng năm), nhưng với hệ thống tuần hoàn có thể hơn 1.000 kg/m3 mỗi năm (thu hoạch từng phần thường xuyên).
Khi mức sống và số lượng người tiêu dùng tăng lên, ngành sản xuất cá da trơn của châu Phi dự kiến sẽ mở rộng đáng kể trong thập kỷ tới. Sự sẵn có của nguồn thức ăn thương mại sẽ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng ngành này.
Một loài cá Trê khác, cá trê trắng (C. batrachus), được nuôi rộng rãi ở Thái Lan và các vùng lân cận. Cá trê trắng có thể chịu lạnh kém hơn so với cá trê Phi, nhưng nó phát triển mạnh khắp vùng nhiệt đới Đông Nam Á. 

Cá da trơn ở Nam Mỹ

Một số loài cá da trơn có tiềm năng nuôi trồng thủy sản có thể được tìm thấy ở Nam Mỹ. Hầu hết là vùng nhiệt đới, và nhiều loài có tốc độ tăng trưởng nhanh và có thể sinh sản nhân tạo.
Chi Pseudoplatystoma (một chi cá da trơn) đã được thương mại hóa rộng rãi và các nghiên cứu đang diễn ra đang giúp ngành công nghiệp này phát triển nhanh chóng. Gần đây, chế độ ăn cho cá nheo hổ râu dài (Pseudoplatystoma fasciatum) trong gia đoạn ấu trùng và vị thành niên được tối ưu hóa bởi các nhà nghiên cứu ở Peru. Loài này cũng quan trọng ở một số quốc gia khác, đặc biệt là Brazil. Các loài liên quan khác được quan tâm bao gồm Pseudoplatystoma reticulatum ở Colombia, Venezuela và Pseudoplatystoma corruscans ở Brazil.
Chi Pseudoplatystoma
Chi Pseudoplatystoma được nuôi rộng rãi ở Caribê và Nam Mỹ. Ảnh Gallery CCG.
Một số loài lai giữa các Pseudoplatystoma với Leiarius marmoratus được nuôi và những con cá này thường tăng trưởng đến 1,5 đến 2 kg trong 12 tháng. Việc lai tạo tương các loài này đối dễ vì các phương pháp sinh sản nhân tạo đã được ghi chép đầy đủ và dễ dàng thực hiện. Pseudoplatystoma là loài cá ăn thịt nên có nhu cầu về protein cao trong chế độ ăn. Hầu hết sản lượng cá được nuôi trong ao, nhưng những con cá này có thể thích nghi với điều kiện nuôi thương phẩm trong lồng cũng như các bể ương tuần hoàn.
Cá nheo bạc (Rhamdia quelen) đang là trọng tâm của nghiên cứu, phát triển ở Argentina, Uruguay và cả miền nam Brazil. Loài này dễ chấp nhận protein có nguồn gốc thực vật hơn và có thể thích nghi với nhiệt độ thay đổi.
Tương lai cho ngành nuôi cá da trơn?
Giống như trường hợp của cá chép, cá da trơn là một nhóm loài đa dạng và nhiều loài trong số chúng thích hợp nuôi quy mô thương mại. Cũng như cá rô phi và nhiều loài khác, khi thức ăn thương mại trở nên phổ biến hơn ở những nơi như Châu Phi và Nam Mỹ, chúng ta có thể mong đợi ngày càng nhiều cá da trơn được nuôi ở những vùng này. 
Nguồn:  Prof C Greg Lutz. The rise and rise of global catfish culture, The Fish Site, 27/10/2021.
Đăng ngày 16/11/2021
Lệ Thủy
Nuôi trồng

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:11 21/01/2025

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 10:47 20/01/2025

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:40 17/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 20:04 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 20:04 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 20:04 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 20:04 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:04 22/01/2025
Some text some message..