Tập huấn sản xuất cho nông dân cần sát với thực tế

“Thời điểm này đã gần hết tháng 4, nhưng vẫn chưa có kế hoạch tập huấn cho nông dân. Năm 2013, kế hoạch tập huấn đến cuối năm mới có, trong khi đó, vụ mùa mới của bà con thì bắt đầu từ đầu năm”, anh Nguyễn Nghi Lễ, Trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư Năm Căn, bộc bạch.

cho cá ăn
Trung Ông Trương Dũng, ấp Nhà Hội, xã Tam Giang, huyện Năm Căn luôn tự mình mài mò, thử nghiệm những mô hình mới.

Đó là một trong số những bất cập trong công tác tập huấn sản xuất cho nông dân hiện nay.

Cần linh động hình thức

Ông Dương Kim Tùng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tam Giang, huyện Năm Căn, trăn trở: “Ở đây đặc thù là sông nước, đi lại rất vất vả. Đợt rồi chúng tôi tổ chức đi tham quan một số mô hình trên địa bàn xã và xã bạn Thanh Tùng (Đầm Dơi) nhưng tốn đến gần 10 triệu đồng. Trong khi đó, kinh phí địa phương có hạn, đâu thể tổ chức được nhiều lần đi tham quan, nhân rộng mô hình được. Về tập huấn kỹ thuật thì nhận thức của bà con cũng còn mơ hồ lắm. 10 người đi tập huấn về, không biết có được 2 người áp dụng thành công không. Cái bà con cần là những mô hình cụ thể tại hiện trường”.

Ông Trương Trung Dũng, Chủ nhiệm Tổ hợp tác nuôi tôm - cua ở ấp Nhà Hội, xã Tam Giang, bộc bạch: “Thấy người ta nuôi tôm quảng canh cải tiến mình ham quá, nhưng kỹ thuật còn yếu nên chưa dám triển khai. Mong muốn của các tổ viên là có một mô hình điểm rồi đến đó học hỏi tại hiện trường thì mới mong hiệu quả, chứ chữ nghĩa bây giờ có khi chúng tôi không hiểu lắm”.

Công tác tập huấn muốn đạt được chất lượng thì phải làm tốt công tác xác định nhu cầu từ cơ sở, đây là yếu tố then chốt quyết định sự thành công. Anh Nguyễn Nghi Lễ cho biết, mong muốn của người dân là được mắt thấy tai nghe mô hình mà mình giới thiệu. Tuy nhiên, do điều kiện đi lại còn khó khăn, trong khi kinh phí cho những địa bàn xa hay gần đều như nhau nên việc tập hợp được nông dân đến hiện trường không hề dễ.

Đặc thù của huyện Ngọc Hiển, Năm Căn là vùng sông nước, nên việc đi lại là cực kỳ khó khăn. Việc bố trí lớp học phải đợi nhiều thứ, đợi con nước, đợi tập hợp được đủ người… Đã vậy, còn phải đợi kế hoạch để tập huấn.

Thay đổi nội dung phù hợp

Chị Huỳnh Thị Tuyết, Trưởng Phòng Thông tin - Huấn luyện, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Cà Mau, nhận định: “Nhất thiết phải thay đổi nội dung tập huấn cho phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của nông dân. Nên tập huấn những gì mà nông dân cần hơn là những gì mình có”.

Đã qua, các hoạt động thông tin tuyên truyền đã được đổi mới nội dung và hình thức, chất lượng ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, về công tác tập huấn, hội thảo nhân rộng mô hình, một số cán bộ về chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, phương pháp truyền đạt còn hạn chế nên chưa thu hút được người tham gia. Một số cuộc hội thảo nhân rộng mô hình, do thiếu mô hình thực tế nên tính thuyết phục nông dân chưa cao. Trong một thời gian ngắn (khoảng 1 buổi, 1 ngày) làm sao có thể chuyển tải được cả một khối lượng thông tin. Nếu có chuyển tải được thì với nhận thức còn hạn chế của nông dân làm sao họ có thể “tiêu hoá” hết. Ông Trần Hữu Nghĩa, ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới, huyện Năm Căn, trăn trở: “Kế hoạch tập huấn không cần nhiều, mỗi xã chỉ 1-2 mô hình chủ lực là được. Nhưng nên cầm tay chỉ việc, nên tổ chức hội thảo đầu bờ cho bà con mắt thấy tai nghe, có như thế việc học mới đạt hiệu quả”.

Theo ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở NN&PTNT, năm 2014, chương trình tập huấn sẽ có nhiều thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. “Năm 2014 này, chúng tôi sẽ ưu tiên cho những mô hình trình diễn, lớp học hiện trường và tổ chức nhiều những cuộc hội thảo nhân rộng mô hình để nông dân học tập kinh nghiệm”, ông Sử cho biết.

Tuy vậy, đến thời điểm này Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư vẫn chưa triển khai kế hoạch tập huấn đến với các địa phương. Chị Tuyết trăn trở: “Chúng tôi cũng muốn kịp thời vụ lắm, nhưng vì phải qua “nhiều cửa” mới làm xong thủ tục; từ đấu thầu in ấn tài liệu, kế hoạch từ các địa phương báo về, phê duyệt kinh phí,…”.

Khi đã xác định được cái cần, cái khó của người dân, cần lên kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện. Với nông dân, để tập huấn hiệu quả thì kế hoạch phải gắn với thời vụ, vụ nào thì cây con đó. Có như vậy thì người dân khi được mời tập huấn mới tích cực tham gia và lắng nghe để áp dụng vào thực tế./.

Báo Cà Mau, 21/04/2014
Đăng ngày 28/04/2014
Huệ Như
Nông thôn

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Bình Định xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nuôi tôm

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư Công ty TNHH Thông Thuận, ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận) đăng ký thực hiện Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ).

Nuôi tôm công nghệ cao
• 14:24 30/11/2023

Hội thảo đánh giá mô hình nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong hồ chứa thủy lợi

Ngày 17.11, tại huyện Vĩnh Thạnh, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện mô hình nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong hồ chứa thủy lợi gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Cá thát lát cườm
• 08:00 25/11/2023

Nỗi lo về đầu ra của tôm hùm bông

Tỉnh Khánh Hòa là một trong những khu vực đặc trưng với nghề nuôi tôm hùm. Tuy nhiên, với hiện trạng rớt giá và đầu ra không ổn định như hiện nay đã trở thành nỗi lo lắng chung của tất cả người nuôi tôm hùm tại đây.

Tôm hùm bông
• 10:13 30/10/2023

Công ty TNHH Việt Úc - Phù Mỹ, nuôi tôm công nghệ cao tại Bình Định

Những năm gần đây, trước nhu cầu về tôm nguyên liệu cho chế biến phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng.

Nuôi tôm cnc
• 09:00 29/10/2023

Dầu đinh hương chống lại nhiễm trùng ở cá rô phi

Một nghiên cứu gần đây chỉ rõ vai trò hữu ích của dầu đinh hương được sử dụng như chất kích thích miễn dịch cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Dầu đinh hương
• 03:28 07/12/2023

Liều lượng thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo bao nhiêu là thích hợp cho ấu trùng tôm sú?

Tôm giống đóng vai trò then chốt cho sự thành công của một vụ nuôi. Và một trong những yếu tố quyết định chất lượng tôm giống chính là chất lượng và liều lượng thức ăn.

Tôm sú giống
• 03:28 07/12/2023

Có thể chuyển đổi khoáng vô cơ thành khoáng hữu cơ được không?

Để có thể phát triển và duy trì sức khỏe ổn đinh, tôm rất cần bổ sung các loại khoáng chất cần thiết. Chất này đóng vai trò quan trọng, vì vậy việc cung cấp đủ khoáng chất là rất cần thiết qua từng giai đoạn.

Tôm thẻ
• 03:28 07/12/2023

Người nuôi cần làm gì khi giá tôm vẫn chưa thay đổi

Với tình hình giá tôm như hiện nay, người nuôi vẫn đang trong trạng thái lo lắng vô cùng. Giá tôm nguyên liệu, đặc biệt là giá tôm thẻ chân trắng giảm sâu. Trong khi đó giá các nguyên vật liệu sản xuất lại tăng cao khiến người nuôi tôm không có lãi, thậm chí là thua lỗ nặng nề.

Thu hoạch tôm
• 03:28 07/12/2023

Hiện tượng tôm ăn thịt lẫn nhau trong ao nuôi

Tôm rượt đuổi để ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng mà những người nuôi tôm có thể bắt gặp được trong quá trình nuôi. Tuy không phổ biến, nhưng nhìn chung đây cũng làm một điều đang lo ngại vì chưa biết rõ nguyên nhân. Hôm nay Tép Bạc sẽ cùng bà con tìm hiểu một số nguyên nhân gây nên hiện tượng tôm ăn thịt nhau nhé!.

Tôm thẻ
• 03:28 07/12/2023