Tăng thu nhập từ nghề làm bội bắt cá

Dù mới hình thành từ cách đây trên 2 năm, nhưng nghề làm bội bắt cá tại xã Phú Bình (huyện Phú Tân) đang ngày càng phát triển, sản phẩm được thị trường đón nhận. Nghề này góp phần tạo công ăn, việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

bội bắt cá
Dù mới hình thành, nhưng nghề làm bội bắt cá của anh Hải đã có chỗ đứng trên thị trường.

Bén duyên với nghề

Cùng với sự phát triển của nghề nuôi cá, nhu cầu về các sản phẩm để hỗ trợ chăn nuôi cũng trở nên quan trọng. Trong đó, bội bắt cá là sản phẩm không thể thiếu trong quá trình thu hoạch. Trước nhu cầu này, anh Huỳnh Văn Hải (ngụ ấp Bình Phú 1, xã Phú Bình) đã mài mò, nghiên cứu, phát triển sản phẩm bội bắt cá.

Trước đây, anh Hải từng đi làm thuê tại Bình Dương. Sau thời gian bôn ba, anh Hải về quê, lựa chọn nghề mộc để phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, nhu cầu về các mặt hàng mộc tại địa phương không nhiều, tiêu thụ khó khăn. Nhận thấy nghề nuôi cá đang phát triển, nhu cầu về các loại bội để bắt cá khá lớn trong khi nguồn cung không đáp ứng đủ nên anh quyết định bắt tay vào việc sản xuất dụng cụ này.

Anh Hải cho biết, để làm ra 1 chiếc bội bắt cá hoàn chỉnh cần phải trải qua ít nhất 8 công đoạn. Tre sau khi mua về được cắt từng đoạn ngắn rồi chẻ thành từng thanh có kích thước vừa phải. Thanh tre sau đó được vót mỏng rồi tiến hành phơi khoảng 3 nắng là có thể đưa vào sản xuất. Khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu là đến công đoạn làm thân bội. Ở công đoạn này, các thanh tre được buộc cố định vào vành hình tròn (làm từ vành xe đạp). Mỗi chiếc bội thường sử dụng 28 thanh cố định vào 4 vành. Anh Hải còn buộc kèm thêm vỏ xe phía ngoài để tăng thêm độ chắc chắn của từng sản phẩm. Sau khi đã làm xong phần thân, cuối cùng là gắn đáy bội vào để hoàn chỉnh sản phẩm. “Do sản phẩm có trên thị trường từ lâu nên tôi đã cải tiến một vài chi tiết để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ngoài cố định bằng dây ny-lon loại to, các thanh nan tre còn được bắt thêm ốc-vít vào. Nhờ vậy mà sản phẩm chắc chắn hơn, thời gian sử dụng cũng lâu hơn so với các sản phẩm cùng loại” – anh Hải chia sẻ.

Lấy chất lượng làm uy tín, anh Hải chọn loại tre rừng già để làm bội, tăng thời gian sử dụng. Anh Hải chỉ chọn tre ruột dày, không sử dụng tre lồng phấn

(ruột mỏng), giúp nâng cao chất lượng cho từng sản phẩm. Anh Hải cho biết, mỗi tháng, anh sản xuất khoảng 60 chiếc bội, bán cho khách hàng với giá 750.000 đồng/chiếc. Sau khi trừ chi phí nguyên vật liệu và thuê lao động, anh Hải thu về lợi nhuận khoảng 200.000 đồng/chiếc. Sản phẩm có đầu ra ổn định, không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà còn xuất bán sang các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang và TP. Cần Thơ… “Sản phẩm sử dụng liên tục có tuổi thọ khoảng 1 năm. Nếu tính theo thời gian chăn nuôi của nông dân, 6 tháng/lần thì mỗi chiếc bội có thể sử dụng trong thời gian 3-4 năm” - anh Hải thông tin.

Tạo thêm việc làm

Hiện nay, sản phẩm bội bắt cá của gia đình anh Hải khá hút hàng nên anh thuê thêm lao động, thực hiện các công đoạn như vót tre, buộc vành... để kịp tiến độ giao cho khách hàng. Anh Hải đang thuê 9 lao động, trả công bình quân từ 4-5 triệu đồng/tháng. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi tại địa phương.

Nghề làm bội bắt cá được hình thành ở xã Phú Bình hơn 2 năm nay, hiện có 3 hộ gắn bó với nghề, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 26 lao động nhàn rỗi tại địa phương. Để phát triển nghề đan bội, xã đã thành lập Chi hội nghề nghiệp đan bội bắt cá gồm 15 thành viên, do anh Huỳnh Văn Hải làm Chi hội trưởng. Hội Nông dân xã Phú Bình đã trao đổi, tuyên truyền các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn, đồng thời có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các thành viên; báo cáo Đảng ủy xã để định hướng phát triển cho nghề. Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Bình Nguyễn Thanh Toàn cho biết, địa phương cũng đã hỗ trợ vốn 50 triệu đồng cho Chi hội nghề nghiệp đan bội bắt cá để trang bị máy vót tre cho các thành viên từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân của huyện Phú Tân. Việc hỗ trợ máy vót tre sẽ góp phần tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận, tạo điều kiện cho bà con phát triển mô hình lâu dài.

Báo An Giang
Đăng ngày 23/06/2022
Đức Toàn
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 17:03 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 17:03 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:03 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 17:03 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:03 16/04/2024