Tàu giã cào tận diệt hải sản ven bờ

Tàu giã cào đánh bắt ở vùng biển sai quy định, làm hư hại ngư cụ của bà con. Ngư dân đánh bắt ven bờ của tỉnh Quảng Ngãi đang bức xúc trước việc cả ngàn tàu giã cào vét sạch các loại hải sản ven bờ, làm hư ngư cụ nhưng dường như chính quyền bất lực với nạn này.

kéo cá
Tàu giã cào tận diệt hải sản ven bờ. Ảnh: LN

Trong vòng ba tháng nay, ngư dân Nguyễn Đức Bút, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) bị tàu giã cào kéo mất hoặc làm hư sáu tấm lưới trị giá hơn 6 triệu đồng khi ông thả lưới ở vùng biển Đức Minh. “Tàu giã cào liên tục kéo lưới của chúng tôi và bà con rất bức xúc nhưng không biết làm sao. Mỗi lần thấy tàu giã cào là bà con vội vàng kéo lưới lên, không kịp là mất” - ông Bút nói.

Hàng chục ngư dân ở làng biển thôn Phước Thiện, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn “vạch tội” tàu giã cào: “Tàu giã cào thường đi từng đôi và kéo lưới sát bờ. Nó cào tất, không tha cá lớn hay bé theo kiểu tận diệt, làm cạn kiệt nguồn hải sản của bà con đánh bắt ven bờ” - ngư dân Hồ Ngọc Cảnh tố. “Nhiều đêm thả lưới xong, sáng ra thì lưới chẳng còn vì tàu giã cào cuốn mất. Bà con rất tức nhưng chẳng biết làm sao” - ngư dân Đỗ Đô Thành tiếp lời.

Thượng úy Trần Đình Ngọc, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát biên phòng Sa Kỳ, cho biết tình trạng tàu giã cào đánh bắt quá gần bờ từ nhiều năm nay khiến ngư dân ven bờ khốn đốn.

Năm 2010, bức xúc tàu giã cào tận diệt hải sản ven bờ và làm hư hại ngư lưới cụ, sáu ngư dân ở xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức đã dùng mìn tự tạo đuổi theo tàu giã cào QNg-3166 TS và đánh chìm tàu này. Sau đó các ngư dân vào tù về tội giết người và hủy hoại tài sản.

Ông Phùng Đình Toàn, Chi cục phó Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi, cho biết: Ở Quảng Ngãi có hơn 1.000 chiếc tàu chuyên hành nghề giã cào. Theo quy định (Nghị định 33/2010), tàu giã cào có công suất 90 CV phải hoạt động đánh bắt ngoài khơi nhưng nhiều tàu giã cào không chấp hành quy định này.

Ông Nguyễn Văn Mười, Trưởng phòng Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi, cho biết thêm: Vùng bờ chỉ cho phép các tàu dưới 20 CV hoạt động, vùng lộng cho tàu từ 20 CV đến dưới 90 CV. Tàu lưới kéo, tức giã cào công suất từ 90 CV trở lên phải đánh bắt ngoài khơi nhưng nhiều tàu đánh bắt không đúng tuyến. “Nhưng việc xử lý rất khó vì ngành không có phương tiện để ra biển xử lý các tàu giã cào đánh bắt sai tuyến nên chỉ… tuyên truyền là chính” - ông Mười nói.

Một lãnh đạo huyện Mộ Đức nhìn nhận: “Tàu giã cào hủy diệt nguồn hải sản ven bờ. Để ngăn chặn nạn này, huyện đã chỉ đạo cho đồn biên phòng phối hợp với ngư dân để ngăn bớt nạn này”.

http://phapluattp.vn/
Đăng ngày 12/07/2013
LUẬN NGỮ
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 08:04 06/12/2024

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:04 06/12/2024

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 08:04 06/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 08:04 06/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 08:04 06/12/2024
Some text some message..