Tàu khai thác thủy sản thải ra hơn 64.100 tấn rác thải nhựa mỗi năm

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng rác, chất thải thải từ hoạt động sản xuất, đánh bắt thủy sản là rất lớn. Trong đó, chỉ riêng các tàu khai thác thủy sản, loại có chiều dài từ 6m trở lên đã phát sinh hơn 64.100 tấn rác thải nhựa mỗi năm.

Đánh bắt cá
Thủy sản là ngành sản xuất chịu tác động mạnh mẽ của ô nhiễm môi trường bởi hoạt động sản xuất, đánh bắt thủy sản là rất lớn. Ảnh: thesaigontimes.vn

Theo thông tin, nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức chấp hành của người dân chưa cao; việc thu gom, phân loại, xử lý chất thải trong hoạt động nuôi trồng thủy sản chưa được thực hiện và người nuôi tôm vẫn xả chất thải trực tiếp ra môi trường…

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống kê, ước tính lượng chất thải rắn từ việc nuôi tôm ra môi trường là 123 tấn/vụ/héc-ta, nước thải hơn 5.000m3, bùn thải từ hoạt động nuôi cá tra là gần 33,3 tấn (gồm cả bùn và nước).

Thêm vào đó, tàu khai thác thủy sản của cả nước có chiều dài từ 6m trở lên đã phát sinh hơn 64.100 tấn rác thải nhựa mỗi năm. Lượng rác thải thất thoát ra biển chủ yếu từ nguồn sinh hoạt là 2.288 tấn/năm và một phần từ ngư lưới cụ bị mất thụ động…

Tổng cục Thủy sản đang tổ chức khảo sát, xác định rõ các vấn đề môi trường trọng tâm của ngành, thực hiện các nhiệm vụ về đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030.

Tổng cục cũng lên kế hoạch, đề xuất các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong chuỗi giá trị thủy sản; phối hợp với các doanh nghiệp, địa phương, viện trường tìm kiếm công nghệ tái chế, xử lý chất thải từ hoạt động thủy sản; thực hiện các mô hình tận dụng, sử dụng các phế phẩm, phụ phẩm thủy sản.

Mục tiêu là giảm tối đa các tác động của quá trình sản xuất thủy sản đến môi trường và khuyến khích các bên liên quan cùng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường của ngành.

Đơn cử như trong năm 2022, Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang đã phối hợp với Tổng cục Thủy sản, tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới tại Việt Nam (WWF) thực hiện thí điểm mô hình thu gom rác thải nhựa phát sinh trong quá trình khai thác thủy sản của 25 tàu cá.

Bên cạnh đó, đơn vị lắp đặt 6 thùng rác 3 ngăn phục vụ phân loại rác thải tại nguồn ở Đà Nẵng. Kết quả sau 6 tháng thực hiện thí điểm, lượng rác thải thu gom được là 570kg bao gồm ngư lưới cụ hỏng, túi ni lông, thùng xốp, chai lọ, vỏ lon bia…

Những năm qua, ngành thủy sản Việt Nam tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế. Tổng sản lượng thủy sản đến tháng 11-2022 là gần 8,2 triệu tấn, đạt 94,3% so với kế hoạch cả năm.

Trong đó, sản lượng khai thác là 3,5 triệu tấn, sản lượng nuôi là 4,6 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 10 tháng đầu năm 2022 đạt 9,4 tỉ đô la Mỹ, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm trên 7% thị phần giao thương thủy sản toàn cầu.

Tạp Chí Của UBND TPHCM
Đăng ngày 25/11/2022
T. Đào
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 19:33 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 19:33 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 19:33 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:33 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 19:33 26/12/2024
Some text some message..