Ngành thủy sản Thái Lan thông báo sẽ áp dụng lệnh cấm nhập khẩu tôm kéo dài 3 tháng để ngăn ngừa sự lây lay của virus Myonecrosis (IMNV). Lệnh hoãn cấp giấy phép nhập khẩu vào Thái Lan bao trùm 5 nhóm sản phẩm tôm: Penaeus esculentus, Fenneropenaeus, Penoeus vannamei, Pernaeus monodon, và Penaeus stylirostris, theo báo giới Ấn Độ đưa tin. Thái Lan chiếm 13% xuất khẩu tôm của Ấn Độ, trị giá 1,7 tỷ USD, đồng thời chiếm 30% xuất khẩu tôm của Ấn Độ sang khu vực Đông Nam Á.
Lệnh cấm này sẽ gây thiệt hại cho ngành tôm Ấn Độ nói riêng, và trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng nước này đạt mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD thủy sản trong năm 2017, theo nhận định của ông Rajen Padhi, một nhà tư vấn và tổng giám đốc của Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Utkal. “Đây là một bước thụt lùi cho ngành thủy sản do Thái Lan có tiềm năng lớn trong hợp tác song phương về lĩnh vực chế biến thực phẩm”.
Ngoài ra, ngày 29/11/2017, Kuwait cũng thông báo cấm nhập khẩu tôm tươi, ướp lạnh, đông lạnh và chế biến từ Nhật Bản với cùng lý do lo ngại dịch bệnh.
Nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ Mukesh Tandel cho rằng lệnh cấm của Thái Lan gây tác động nghiêm trọng lên ngành tôm Ấn Độ phần nào do sự quá phụ thuộc của ngành tôm Ấn Độ vào phân khúc tôm thẻ, chiếm đến 65 – 70% tổng xuất khẩu tôm của Ấn Độ do nhu cầu cao đối với loại tôm này trên thị trường Mỹ và Đông Nam Á.
Ngành tôm Ấn Đô tiếp tục đối diện với nhiều thách thức trong thời gian tới do EU cũng đang xem xét lệnh cấm đối với tôm Ấn Độ do kiểm tra các lô hàng tôm từ Ấn Độ phát hiện thấy vấn đề lạm dụng khangs sinh nghiêm trọng trong ngành tôm Ấn Độ.
Năm 2016-17, xuất khẩu thủy sản Ấn Độ đạt 1,13 triệu tấn, trị giá hơn 5,7 tỷ USD.