“Thần rùa” giúp người nuôi tôm tự kiểm tra chất lượng nguồn nước

Sau khi phân tích về tình trạng nguồn nước, dữ liệu sẽ được ghi lại và truyền về máy tính thông qua mạng di động không dây (3G) chỉ trong vòng vài phút để người sử dụng có thể biết được nguồn nước của mình có đảm bảo hay không. Đặc biệt, hệ thống này cũng có khả năng truyền dữ liệu qua điện thoại di động, giúp người dân có thể theo dõi tình trạng nguồn nước dù đang ở bất cứ nơi đâu.

con rùa đo chất lượng nước
Thiết bị kiểm tra chất lượng nước có thiết kế như một con rùa

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm là ngành có độ rủi ro cao nhất. Chỉ tính riêng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, hàng năm, dịch bệnh trên tôm đã làm nhiều hộ nuôi trồng rơi vào cảnh tay trắng, nợ nần.

Cụ thể, trong năm 2004, 28% số hộ thả nuôi tôm sú bị thiệt hại nặng do tôm nuôi bị chết. Năm 2005, con số này là 34% và năm 2006 là 20%. Đặc biệt, trong 2 tháng 4-5/2011, dịch bệnh đã tàn phá 90% diện tích nuôi tôm ở Sóc Trăng, với thiệt hại kinh tế ước tính hơn 1.000 tỷ đồng.  

Bên cạnh dịch bệnh, việc xuất khẩu tôm của nước ta cũng gặp nhiều khó khăn do các nước nhập khẩu sử dụng hàng rào kỹ thuật về dư lượng chất kháng sinh. Điều này dẫn tới việc, không ít lô hàng của chúng ta bị trả về do không đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Trong năm 2015, giá trị xuất khẩu tôm của chúng ta đã giảm 30% so với cùng kỳ năm 2014, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cũng như uy tín của Việt Nam.

Theo TS. Đoàn Đức ChánhTín, Trưởng bộ phận Nghiên cứu & Triển khai, Phòng thí nghiệm công nghệ Nano, rủi ro cao trong việc nuôi tôm không phải do kỹ thuật khó khăn mà do tác động của môi trường, nguồn dịch bệnh phát tán theo nguồn nước. “Con tôm là loài sinh vật mẫn cảm với các thay đổi, dù là nhỏ nhất của môi trường. Do đó, chỉ cần nguồn nước không đảm bảo, tôm rất dễ sinh bệnh và chết hàng loạt. Khi tôm bệnh, nếu không muốn tôm chết, không còn cách nào khác người nông dân phải sử dụng đến thuốc kháng sinh với hy vọng còn nước còn tát. Điều này lại dẫn đến hệ quả, tôm có dư lượng thuốc kháng sinh cao, không đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Từ đó, tạo nên một vòng xoay không có điểm dừng”.

Cũng theo TS. Tín, để giải quyết vấn đề này, hiện chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp như ngăn ngừa bệnh từ xa như kiểm soát con giống, thức ăn, môi trường nước nuôi tôm... Đồng thời, áp dụng các quy trình VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng xuất khẩu ra thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, châu Âu... Tuy nhiên, con giống, dịch bệnh hay quy trình nuôi trồng chúng ta có thể kiểm soát được, nhưng môi trường nước thì tương đối khó khi hệ thống các phòng thí nghiệm vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người nuôi tôm. Đơn cử, “khi muốn kiểm tra chất lượng nước, người nuôi tôm phải múc nước từ dưới ao mang đến các phòng thí nghiệm phân tích. Để nhận được kết quả ít nhất cũng tốn mất một ngày, điều này làm cho phản ứng của người dân đối với dịch bệnh sẽ trở nên chậm trễ, gây hậu quả nặng nề”.

Để giải quyết vấn đề này, các kỹ sư thuộc Bộ phận Nghiên cứu & Triển khai, Phòng thí nghiệm công nghệ Nano – ĐH Quốc gia TP.HCM vừa chế tạo ra một thiết bị kiểm tra nguồn nước tự động, có thể kiểm tra chất lượng nước mọi lúc, mọi nơi với thời gian tương đối nhanh, chỉ trong vòng vài phút, giúp người nuôi tôm có thể dễ dàng hơn trong việc kiểm soát quá trình nuôi tôm của mình.

Thiết bị được thiết kế có hình dạng như một con rùa nước, được trang bị các đầu dò cảm biến cùng hệ thống phân tích các chỉ số nước tự động như oxy hòa tan, độ dẫn điện, độ mặn, nồng độ NH3, NO2 trong nước...

Khi sử dụng, thiết bị sẽ được thả trên mặt nước ao nuôi để đo và lấy nước ở nhiều vị trí khác nhau. Với nhiều đầu dò cảm biến, thiết bị có thể đo được nhiều thông số nguồn nước trong cùng một thời điểm. Các chỉ số phân tích này có thể thay đổi được tùy theo yêu cầu và tùy chỉnh của mỗi người dân. Sau khi phân tích về tình trạng nguồn nước, dữ liệu sẽ được ghi lại và truyền về máy tính thông qua mạng di động không dây (3G) chỉ trong vòng vài phút để người sử dụng có thể biết được nguồn nước của mình có đảm bảo hay không. Đặc biệt, hệ thống này cũng có khả năng truyền dữ liệu qua điện thoại di động, giúp người dân có thể theo dõi tình trạng nguồn nước dù đang ở bất cứ nơi đâu.

di chuyển trên mặt nước
Thiết bị có thể di chuyển trên mặt nước

truyền dữ liệu
Dữ liệu về nguồn nước sau khi thu thập sẽ được chuyển về máy tính

theo dõi trên điện thoại
hoặc truyền về điện thoại di động cho người sử dụng tiện theo dõi

Theo PGS-TS Đặng Mậu Chiến, Giám đốc Phòng Thí nghiệm công nghệ Nano, thiết bị này không chỉ giúp người dân yên tâm hơn khi kiểm soát được chất lượng nguồn nước, hạn chế khả năng dịch bệnh của tôm, mà còn giúp các doanh nghiệp kiểm soát được dư lượng chất kháng sinh trong thủy sản. Giúp cho doanh nghiệp không còn phải lo lắng khi hàng hóa bị trả về, nâng cao vị thế của ngành xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. 

Khám Phá, 01/12/2015
Đăng ngày 02/12/2015
Thiện An
Khoa học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 21:36 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 21:36 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 21:36 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 21:36 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 21:36 25/04/2024